Tiểu đường (hay đái tháo đường) là thuật ngữ dùng để đề cập tới một nhóm bệnh gây ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng lượng đường (glucose) trong máu.
Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe vì đây là nguồn năng lượng cần thiết giúp cho các tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường, đặc biệt là tế bào não.
Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng, tùy thuộc vào từng loại tiểu đường cụ thể. Tuy nhiên, dù mắc loại tiểu đường nào thì bệnh vẫn dẫn đến lượng đường trong máu cao, từ đó gây nên hàng loạt vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
1. Giữ lịch các bữa ăn đúng giờ. Chỉ ăn thịt tối đa (trong giới hạn cho phép) trong 2 bữa, các bữa còn lại nên đổ sung rau và các loại ngũ cốc.
2. Loại bỏ thức ăn chứa nhiều mỡ. Sẽ rất có lợi nếu ăn nhiều thức ăn chứa ít năng lượng như rau, nấm khô, dưa chuột…
3. Không được bỏ bữa, ngay cả khi không muốn ăn.
4. Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng
5. Ăn chậm, nhai kỹ
6. Dù ngon miệng cũng không được ăn quá nhiều.
7. Chế biến thức ăn dưới dạng luộc và nấu chín là chính, không rán, chiên, dùng mỡ động vật.
8. Khi cần phải ăn kiêng và hạn chế số lượng, cần phải giảm thức ăn một cách từ từ, theo thời gian. Ăn kiêng một cách đột ngột sẽ gây tác động xấu đến đường huyết. Khi đã đạt được mục đích yêu cầu, cần duy trì chế độ ăn kiêng một cách kiên nhẫn, không được tăng, giảm tùy ý.
9. Chế độ ăn cần tuân thủ theo các quy tắt sau:
- Thức ăn đa dạng, nhiều thành phần
- Ăn đủ để có trọng lượng vừa phải
- Hạn chế ăn chất béo, đặc biệt là mỡ động vật.
- Ăn một lượng vừa phải chất xơ
- Hạn chế ăn mặn
- Tránh đồ uống có cồn
10. Nên có bữa ăn phụ trước khi ngủ. Có thể chỉ cần một ly sữa hay một lát dưa hấu.
Hoàng Trường
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/10-loi-khuyen-ve-che-do-an-uong-cho-benh-nhan-tieu-duong-a4087.html