1. Thức dậy chậm: Khi chúng ta vừa tức dậy vào mỗi buổi sáng, không nên thức dậy quá nhanh. Vì khi vừa thức dậy, huyết áp của chúng ta tương đối cao. Nếu bạn thức dậy quá nhanh sẽ gây nên cảm giác đau đầu, khó chịu cho cơ thể và hơn hết là tăng cường áp lực lên mạch máu. Trước khi thức dậy để bắt đầu một ngày mới, chúng ta nên nằm trên giường khoảng 10 phút và ngồi dậy vận động cơ thể nhẹ nhàng. Để cơ thể thích nghi được việc chuyển từ tĩnh sang động.
2. Ăn sáng đúng giờ: Việc ăn sáng nên diễn ra trong khung thời gian từ 7 giờ đến 8 giờ. Nếu như chúng ta ăn sáng thường xuyên và đúng giờ. Sẽ tạo một thói quen cho đồng hồ sinh học. Từ đó giúp cho hệ tiêu hóa được tốt hơn, vì đã bổ sung năng lượng cho một đêm dài. Hơn hết, việc ăn sáng đúng giờ sẽ giúp việc trao đổi chất hoạt động gấp đôi bình thường, hạn chế mỡ cho cơ thể mang lại một vóc dáng cân đối. Cung cấp nguồn năng lượng bền bì cho chúng ta trong một ngày dài làm việc và học tập.
3. Uống nước: Sau khi thức dậy chúng ta nên uống một cốc nước nhỏ, để việc trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn. Vì sau một đêm dài ngon giấc, cơ thể bạn sẽ bị thiếu nước để cung cấp cho các cơ quan. Uống một cốc nước ấm vào vừa cung cấp nguồn nước cho cơ thể vừa giúp thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu.
4. Đi đại tiện: Thời gian từ 5 giờ đến 7 giờ là thời gian vàng của việc đi đại tiện. Đi đại tiện vào lúc này cơ thể có thể loại bỏ sạch hết những cặn bạ trong cơ thể. Ngoài ra còn giúp phân trở nên mềm đi từ ruột, ngăn chặn bệnh táo bón.
1. Không ăn tối sau 8 giờ: Nếu ăn tối sau 8 giờ, bộ tiêu hóa và dạ dày của bạn sẽ tiêu hóa những nguồn thức ăn ấy liên tục trong cơ thể. Dẫn đến việc khi đến giờ đi ngủ, cơ thể bạn sẽ bị khó chịu và không ngủ ngon, do quá trình tiêu hóa của cơ thể.
2. Không thức khuya: Sau 9 giờ là thời gian cơ thể của bạn nghỉ ngơi. Nếu như bạn thức sau 9 giờ sẽ khiến cơ thể trở nên mệt mỏi và tăng độc tố. Vì buổi tối là thời gian cơ thể thải ra những chất độc không cần thiết. Nếu như bạn không ngủ những độc tố ấy không được thải ra ngoài. Gây tác động mạnh mẽ đặc biệt đến gan và làn da của bạn.
3. Không uống nhiều rượu: Rượu là một loại thức uống rất độc hại. Vì sau khi uống rượu vào ban đêm, cơ thể bạn sẽ rất mệt mỏi và khó chịu. Sau khi bạn uống rượu cơ thể cần từ 4 đến 6 tiếng mới có thể đào thải hết được chất cồn. Uống nhiều rượu vào buổi tối sẽ gây áp lực cho gan.
4. Không nên uống trà quá đậm: Mặc dù biết trà là một loại thực phẩm rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu như bạn uống trà quá đậm vào ban đêm, sẽ khiến cho chất gây hứng phấn trong trà là caffein. Làm cho cơ thể bạn trong trạng thái hưng phấn, tràn đầy năng lượng không thể chìm vào giấc ngủ.
5. Không nên uống quá nhiều nước: Việc uống quá nhiều nước vào ban đêm, đặc biệt là trước khi đi ngủ, sẽ gây rất nhiều hệ lụy. Uống nhiều nước trước khi đi ngủ sẽ tăng số lần đi tiểu của bạn vào ban đêm, khiến do giấc ngủ của bạn bị gián đoạn. Ngủ không đủ giấc gây rất nhiều nguy hại cho cơ thể và tiềm ẩn những nguyên nhân của bệnh huyết áp, tim mạch…
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/4-viec-nen-lam-vao-buoi-sang-5-viec-tranh-vao-buoi-toi-tang-cuong-gap-ruoi-tuoi-tho-a4079.html