Ung thư dạ dày xuất hiện bởi sự tăng trưởng của các tế bào ung thư trong lớp niêm mạc dạ dày. Loại ung thư này rất khó chẩn đoán vì hầu hết bệnh nhân không có bất kì triệu chứng gì vào giai đoạn mới mắc bệnh.
Viện Ung thư Quốc gia Mỹ (NCI) ước tính sẽ có khoảng 28.000 ca ung thư về dạ dày mới trong năm 2019. NCI cũng tính toán rằng căn bệnh ung thư này chiếm 1.7% tổng số các ca ung thư mới ở Hoa Kỳ.
Dù ung thư dạ dày tương đối hiếm xuất hiện hơn so với các loại ung thư khác, thì mối nguy hiểm lớn nhất đến từ căn bệnh này là khó chẩn đoán bệnh. Vì ung thư ở dạ dày không gây ra bất kì triệu chứng vào giai đoạn sớm nào, vậy nên nó thường không được chẩn đoán cho đến tận giai đoạn di căn. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.
Dạ dày (cùng với thực quản) chỉ là một phần của hệ tiêu hóa trên. Dạ dày có trách nhiệm tiêu hóa thức ăn, sau đó di chuyển chất dinh dưỡng xuống phần còn lại của các cơ quan tiêu hóa, cụ thể là ruột non và ruột già.
Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào bình thường, khỏe mạnh trong hệ tiêu hóa trở thành tế bào ung thư và phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo thành một khối u. Quá trình này diễn ra rất chậm, bởi ung thư ở dạy dày có xu hướng phát triển qua nhiều năm.
1. Do bệnh lí
Căn bệnh ung thư này có liên quan trực tiếp đến khối u trong dạ dày. Tuy nhiên, một số yếu tố về bệnh lí có thể làm tăng hoặc là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng bệnh, bao gồm:
- Ung thư hạch (một dạng ung thư máu);
- Khối u ở các phần khác của hệ tiêu hóa;
- Polyp dạ dày (sự tăng trưởng bất thường của mô hình thành trên niêm mạc dạ dày), ...
2. Do lối sống
Ung thư ở dạ dày cũng xuất hiện phổ biến hơn ở những đối tượng như:
- Những người hút thuốc;
- Ăn quá nhiều thức ăn mặn hoặc thực phẩm chế biến sẵn;
- Ăn quá nhiều thịt;
- Có tiền sử lạm dụng rượu;
- Không tập thể dục thường xuyên;
- Không bảo quản hoặc chế biến thức ăn đúng cách, ...
3. Do các yếu tố khác
- Người lớn tuổi, thường là trên 50 tuổi;
- Đàn ông dễ mắc ung thư hơn phụ nữ;
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh;
- Những người châu Á (đặc biệt là người Hàn Quốc hoặc Nhật Bản), người gốc Nam Mỹ và người gốc Belarus, ...
1. Nấc kéo dài
Chúng ta thường bị nấc cụt sau khi ăn, nhất là với những người ăn quá nhanh hoặc quá no rất dễ gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, bạn cần chú ý phân biệt nấc là do ung thư dạ dày khác với nấc thông thường.
Ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh ung thư dạ dày, khi bệnh ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị hoặc cơ hoành gần đó thì nó sẽ khiến người bệnh bị nấc sau bữa ăn. Người bị nấc có thể gặp phải tình trạng này tới hàng chục giờ.
2. Hay đại tiện ra phân đen
Nếu phân đột ngột chuyển sang màu đen thì bạn nên cẩn thận với nguy cơ mắc bệnh từ dạ dày. Khi có khối u trong dạ dày thì cơ thể người bệnh sẽ có hiện tượng đi ngoài ra phân đen liên tục.
Nguyên nhân chủ yếu là do khối u đã chèn ép các mô dạ dày, gây loét dạ dày, chảy máu và làm máu dính vào phân nên gây ra hiện tượng phân đen. Vậy nên, khi xuất hiện phân đen thì chứng tỏ khối u đã ở giai đoạn giữa hoặc giai đoạn cuối, cần đến bệnh viện để khám càng sớm càng tốt.
3. Đau bụng dai dẳng, ợ chua
Nếu người mắc bệnh ung thư dạ dày ở giai đoạn giữa hoặc cuối thì họ sẽ thường xuyên bị đau bụng dưới. Cơn đau bụng này hoàn toàn khác với cơn đau do viêm loét trước đây. Ngay cả khi đã ăn uống bình thường hay uống thuốc mà cơn đau này vẫn không thể thuyên giảm, thậm chí còn trầm trọng hơn thì bạn nên nghĩ đến nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Ngoài ra, ung thư dạ dày còn có thể làm suy yếu chức năng nhu động của dạ dày, từ đó khiến axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản cùng với thức ăn sau khi ăn, gây ra chứng
4. Chán ăn dai dẳng, sút cân
Ở giai đoạn giữa và cuối của bệnh ung thư dạ dày, người bệnh sẽ có biểu hiện chán ăn rõ rệt, đặc biệt là những người rất ngán đồ nhiều dầu mỡ. Khi nhìn thấy thịt, họ sẽ có cảm giác buồn nôn và muốn nôn không rõ nguyên nhân. Thêm nữa, cân nặng sẽ tiếp tục giảm và điều này phần lớn có liên quan đến bệnh ung thư dạ dày.
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/ban-biet-gi-ve-ung-thu-da-day-a4051.html