Trong cơ thể có khoảng 60% nước. Cơ thể liên tục mất nước chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi. Như vậy để ngăn ngừa tình trạng mất nước, bạn cần phải uống đủ nước Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) thường khuyến nghị nên uống 8 ly với thể tích 8 ounce/ly, tương đương với khoảng 2 lít mỗi ngày.
Đây được gọi là quy tắc 8 × 8 và rất dễ nhớ. Tuy nhiên, một số chuyên gia về sức khỏe cho rằng bạn cần phải uống nước liên tục trong ngày, ngay cả khi không khát nhưng điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mỗi người. Có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng nước của bạn. Các chuyên gia cũng cho biết, một số nhóm người sau đây, không nên uống quá nhiều nước:
1. Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng
Tuy nhiên, khi trẻ bị bệnh dẫn đến bú rất ít sữa, hay ra mồ hôi quá nhiều, thường xuyên bị nôn trớ và tiêu chảy... bạn có thể đến bệnh viện để hỏi bác sĩ xem có cần thiết uống một ít nước không. Nhưng hãy cẩn thận, vì thận của trẻ chưa phát triển hoàn thiện, không nên cho trẻ sơ sinh vài tháng tuổi uống quá nhiều nước trong một lần, hãy làm theo lời khuyên của bác sĩ.
2. Người bị rối loạn chức năng thận
Những người bị rối loạn chức năng thận, đặc biệt khi xuất hiện các triệu chứng chứng thiểu niệu (lượng nước tiểu trong 24 giờ giảm), phù nề... nên kiểm soát lượng nước uống trong ngày. Lúc này, bạn nên tham khảo lượng nước tiểu của ngày hôm trước và tình trạng phù nề để xác định lượng nước mình uống vào ngày hôm sau. Nếu lượng nước tiểu ngày hôm trước tương đối ít, thì việc uống nước vào ngày hôm sau sẽ có một số hạn chế, bạn có thể làm theo lời khuyên của bác sĩ.
3. Sau khi hoạt động mạnh, cường độ cao
Sau khi làm việc nặng nhọc hoặc vận động gắng sức, lượng muối trong mồ hôi bị mất đi. Lúc này nếu uống một lượng lớn nước trong thời gian ngắn mà không được bổ sung muối kịp thời thì nồng độ các chất điện giải như ion natri trong máu giảm nhanh chóng, có thể gây nhiễm độc nước.
Chú ý bổ sung nước vào khoảng 2 tiếng trước khi lao động mạnh để tránh bị mất nước sau đó. Nếu sau khi vận động ra nhiều mồ hôi thì không nên uống nhiều nước ngay.
Bạn có thể súc miệng bằng nước, làm ẩm miệng và họng, sau đó uống 50 - 100 ml nước muối nhạt hoặc nước uống thể thao (có chứa điện giải, chẳng hạn như natri và kali, trong đó hàm lượng natri là 5 - 120 mg trên 100 ml), nghỉ khoảng 30 phút, sau đó tăng dần lượng nước uống. Lưu ý, không uống nước đá.
4. Sau khi dùng một số loại thuốc
Một số loại thuốc cần có thời gian ngấm nhất định để đạt hiệu quả chữa trị. Trong trường hợp đó, sau khi dùng thuốc, bạn không nên lập tức uống quá nhiều nước, khiến thuốc bị giảm tác dụng. Đơn cử, nếu bạn đang dùng thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, uống nhiều nước sau khi dùng thuốc sẽ làm loãng thuốc và giảm tác dụng điều trị.
Tóm lại, không phải ai cũng thích hợp với công thức "tám cốc nước mỗi ngày". Mỗi người cần đánh giá dựa trên nhu cầu và hoạt động cá nhân rồi điều chỉnh theo tình hình thực tế.
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhom-nguoi-nao-nen-han-che-uong-nhieu-nuoc-a4050.html