Thế nào là ăn uống lành mạnh?

Biết phân biệt đâu là dinh dưỡng có lợi và đâu là dinh dưỡng có hại, là vấn đề then chốt để bạn có một sức khỏe tốt từ các bữa ăn hàng ngày.

Ăn có chọn lọc

thiet-lap-che-do-an-uong-1626064814.jpeg

Bạn nên có một chế độ ăn uống khoa học

Nguồn: Internet

Những thay đổi đơn giản trong việc lựa chọn thực phẩm hay chế độ ăn uống khoa học có thể đem lại cho chúng ta một sức khỏe dồi dào, một cuộc sống khỏe mạnh và kéo dài tuổi thọ.

1. Chất đạm

Chất đạm có ích: Cung cấp các amino acid, cần thiết cho quá trình cấu tạo và “tu bổ” các mô, tế bào ( như cơ, da, tóc và móng). Những chất đạm này có chứa hàm lượng cholesterol và chất béo bão hòa (chất béo gây hại cho sức khỏe) rất thấp. Nguồn cung cấp chủ yếu là từ cá hồi, đậu đỗ, các sản phẩm được chế biến từ đậu nành, các loại hạt (hạt hướng dương hay hạt bí), quả (quả mận hay quả hạnh) và bơ lạc.

che-bien-ca-hoi-1626064814.jpg

Cá hồi là chất đạm có lợi cho cơ thể

Nguồn: Internet

Chất đạm gây hại: Trái ngược với chất đạm có lợi, trong chúng có chứa nhiều chất béo bão hòa, hàm lượng cholesterol cao. Thường thì chất đạm này có nhiều trong các loại thịt, xúc xích hay lạp xưởng. Mặc dù chúng vẫn có thể cung cấp các amino acid thiết yếu cho cơ thể, song bên cạnh đó chúng cũng có thể làm tắt nghẽn động mạch và làm tổn thương đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.

2. Chất béo

Chất béo cơ lợi: Nguồn cung cấp chủ yếu là từ các loại dầu thực vật như dầu ôliu, dầu phộng, dầu nành… Các chất béo này tham gia tích cực trong quá trình hấp thu vitamin, chống oxy hóa.

oip-2021-07-12t113936455-1626064814.jfif

Chất béo trong dầu thực vật sẽ giúp bạn hấp thu nhiều vitamin

Nguồn: Internet

Chất béo gây hại: Là những chất béo có nhiều trong bơ sữa còn nguyên kem. Nếu bạn “nạp” một lượng lớn chất béo này vào cơ thể, chúng có thể gây đến cho bạn nhiều rắc rối, ví dụ như bạn dễ mắc các bệnh về tim mạch, đột quỵ, huyết áp cao và bệnh béo phì.

3. Chất đường

Chất đường có lợi: Có nhiều trong các loại thực phẩm như bông cải, bí, cải xanh (có nhiều loại lá), đậu và các loại hoa quả. Đây là loại đường không qua chế biến. Chúng giúp làm giảm lượng cholesterol, kích thích tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường và insulin trong máu.

r-88-1626064814.jfif

Chất đường từ các loại rau là nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe

Nguồn: Internet

Chất đường có hại: Là các loại đường đã qua tinh chế, có nhiều trong bánh kẹo, sữa có đường, nước giải khát. Nếu ăn nhiều sẽ làm tăng lượng đường trong máu, có nguy cơ bị mắc các bệnh như đái thao đường, cao huyết áp.

Ăn thức ăn giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hóa và chất xơ sẽ giúp cho cơ thể có khả năng chống lại bệnh tật, cải thiện tình trạng sức khỏe.

Hoàng Trường

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/the-nao-la-an-uong-lanh-manh-a3994.html