Bạn không cần áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt để tiêm vaccine, nhưng nên có chiến lược ăn, nghỉ hợp lý hơn.
- Bổ sung đủ nước trước và sau tiêm
- Ngủ thật ngon vào đêm trước khi tiêm. Đây là điều quan trọng, giúp hệ thống miễn dịch hoạt động tối đa.
- Sau tiêm, cơ thể có thể bị sốt, dễ gây mất nước. Nên uống từ từ, chia nhỏ lượng uống, có thể bổ sung nước hoa quả như nước chanh, nước cam để cung cấp thêm vitamin C, A.
- Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm
- Ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa
- Nếu buồn nôn và chán ăn sau tiêm, nên dùng thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như súp gà, cháo thịt bằm với đậu xanh... và chia nhỏ bữa ăn.
- Nên ăn đủ các nhóm chất thịt, cá trứng sữa, các loại ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây tươi.
Sau tiêm, cơ thể mệt mỏi do tác dụng phụ, nên nghỉ ngơi, có thể tập thể dục nhẹ nhàng chất béo bão hòa làm tăng phản ứng viêm như: đi bộ chậm...
Nghỉ ngơi hoặc tập thể dục nhẹ nhàng
4 điều không nên thực hiện:
- Thức ăn nhanh, đồ chiên, nướng, chứa nhiều chất béo bão hoà làm tăng phản ứng viêm trong cơ thể, gây hại sức khỏe.
- Không để bụng đói trước khi tiêm
- Nhịn đói trước tiêm có thể gây chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt nếu bạn là người sợ kim tiêm.
- Rượu, bia có thể ức chế miễn dịch, gây mất nước, giảm khả năng chống nhiễm trùng, tăng nguy cơ biến chứng, gây khó khăn khi phân biệt phản ứng của rượu, bia và phản ứng của vaccine.
- Không uống nhiều thực phẩm chứa caffein (trà, cà phê, nước tăng lực...) trước khi tiêm
- Không uống rượu, bia trước và sau tiêm
- Caffein làm tăng tần số tim, tăng huyết áp và rối loạn nhịp tim khi sử dụng quá nhiều. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả khám sàng lọc, chỉ định tiêm chủng.
- Không ăn nhiều chất béo bão hòa
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/ban-nen-an-uong-nhu-the-nao-truoc-khi-tiem-vaccine-covid-19-a3925.html