8 điều khách hàng hay phàn nàn khi đến cư trú tại khách sạn

Khi cư trú tại khách sạn, chúng ta thường gặp rất nhiều phiền toái từ lẫn dịch vụ khách sạn và cung cách phục vụ của nhân viên. Và sau đây là 8 điều khó chịu mà chúng ta thường gặp phải.

1. Phòng gần thang máy

Với đội ngũ lễ tân, nên hạn chế xếp khách hàng vào phòng gần thang máy. Nhiều người sẽ lấy làm khó chịu vì vị trí tạo cảm giác kém riêng tư, không an toàn.

2. Phục vụ phòng kém tinh tế

mo-ta-cong-viec-cua-nhan-vien-phuc-vu-nha-hang-khach-san-1592477271-1625236665.jpg

Khi khách hàng đã treo biển “Không làm phiền” (Do not disturb), phục vụ phòng, nhân viên khách sạn không gõ cửa hay bấm chuông mà cần để thư vào khe cửa khi cần liên hệ với khách.

3. Hóa đơn sai

Nhân viên khách sạn cần phải cẩn thận, trung thực khi kiểm tra mini bar, các dịch vụ đã dùng... khi khách hàng thanh toán hóa đơn. Một chút nhầm lẫn (dù không cố ý) dễ khiến du khách khó chịu khi ở khách sạn.

4. Chất lượng wifi

Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng wifi tại hành lang trước phòng khách ở mọi tầng để đảm bảo chất lượng băng truyền.

5. Thiết bị phòng tắm phức tạp

Khi hướng dẫn khách nhận phòng thì Door man, lễ tân hay butler cần hướng dẫn khách hàng cách sử dụng nhà vệ sinh, nhà tắm... nếu các thiết bị ở đó khá hiện đại, phức tạp. Nhiều du khách bối rối, khó chịu vì nhân viên khách sạn không hướng dẫn họ cách sử dụng thiết bị tại phòng.

6. Dịch vụ phòng (room service) kết thúc sớm

oif-5-1625236692.jfif

Nếu dịch vụ mang thức ăn lên phòng tại khách sạn của bạn kết thúc sớm (trước 22h), bạn nên cân nhắc. Một số du khách cần làm việc, công tác... nên phải dùng bữa muộn, có khi là quá nửa đêm tại khách sạn. Lúc này, bạn sẽ xử lý thế nào khi room service đã "đóng cửa" vào lúc 21h30?

7. Dịch vụ giặt ủi

Để không du khách khó chịu khi ở khách sạn vì một vài chiếc áo, túi... đắt tiền bị hỏng vì giặt ủi sai cách, nhân viên khách sạn cần kiểm tra yêu cầu giặt ủi hoặc xác nhận trực tiếp, lịch sự với du khách về cách thức làm sạch món đồ.

8. Tips cho nhân viên

Điều này thường xảy ra với những nhân viên Door man (người mở cửa, hỗ trợ hành lý...). Người quản lý khách sạn nên huấn luyện nhân viên (đặc biệt là nhân viên thường tiếp xúc với khách tại phòng) giữ thái độ chuyên nghiệp, không "nằng nặc", cố ý cho khách biết mình cần tiền boa.

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/8-dieu-phan-nan-tu-khach-hang-khi-cu-tru-tai-khach-san-a3911.html