Xu hướng, thói quen người tiêu dùng thay đổi như thế nào trong đại dịch Covid-19?

Dịch Covid-19 đang bùng phát dữ dội ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Đại dịch lần này gây ảnh hưởng rất nghiêm trong đến sức khỏe người dân cũng như nền kinh tế nước nhà. Không những thế chúng còn kéo theo những xu hướng và làm thay đổi suy nghĩ, thói quen của người dân nước sở tại.

3520ec01-516d-44a2-84c7-6219b6cdd5b0-169-1624958609.jpeg

Xu hướng, thói quen người tiêu dùng trên thế giới:

1. Viễn cảnh thứ nhất: Cách ly dưới 3 tháng

vc1-1624868133.png

Ở giai đoạn này người dân tại các nước sở tại sẽ có nhiều thay đổi và biến chuyển về thói quen cũng như là suy nghĩ của mình qua những hành động thường ngày:

- Họ sẽ hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, sống co cụm cùng gia đình trong căn nhà nhỏ của họ và hạn chế ra đường để tránh có sự lây lan không đáng tiếc xảy ra.

- Những người dân sẽ đề cao về vấn đề khoảng cách, đều này sẽ tạo cho họ một sự lo lắng khi đến những nơi đông người để mua sắm như siêu thị và các cửa hàng tiện lợi

- Thay vì, tham dự hoặc làm việc tại những cơ quan và nhà máy, người dân sẽ làm việc trực tuyến thông qua màn hình máy vi tính

- Những nhu cầu thiết yếu lúc này sẽ được đề cao, vì sống trong sự giãn cách xã hội những nhu cầu này không thể không xảy ra.

2. Viễn cảnh thứ 2: Cách ly từ 3 đến 6 tháng

vc2-1624868133.png

Giai đoạn thứ hai này, cũng khác giai đoạn đầu là bao nhiêu. Tuy nhiên sẽ có một số sự thay đổi làm suy nghi thói quen tiêu dùng của người dân:

- Họ sẽ phụ thuộc vào sự trợ cấp của chính phủ trong một thời gian dài, vì lúc này mọi nguồn thu nhập của họ đều có hạn. Nhưng lúc này nguồn trợ cấp của chính phủ là cực nhỏ, chỉ dành cho những điểm cách ly nghiệm trọng và người dân không còn có khả năng tài chính.

- Vì sự khó khăn của đất nước và những người có thu nhập thấp, nên những sự cảm thông sẽ cho xã hội sẽ được đề cao. Lúc này, những đoàn từ thiện từ khắp nơi sẽ “ra tay” cứu trợ cho những người đang gặp hoàn cảnh khó khăn trong đại dịch.

- Do dịch bệnh, không thể đi lại và làm việc nên nguồn tài chính của người dân cũng dần cạn kiệt và họ gặp rất nhiều khó khăn trong nguồn tiền

3. Viễn cảnh thứ 3: Cách ly từ 6 tháng trở lên

vc3-1624868133.png

Đây chính là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm, bởi lúc này do sự giãn cách quá lâu nên có những ảnh hưởng rất quan trong đối với đời sống người dân:

- Tình hình tài chính của họ lúc này chính thức cạn kiệt. Vì nếu cứ sinh hoạt trong cuộc sống trong 6 tháng nhưng không có nguồn thu nhập thì “tiền có bằng núi cũng lỡ”. Lúc này người dân sẽ sống trong trạng thái vô cùng lo lắng vì nguồn tài chính của mình, bởi họ không những phải nuôi lấy bản thân mà còn phải chăm sóc cho gia đình của mình.

- Lúc này những nhu cầu xa xỉ chỉ là những điều “xa xỉ”. Vì sống trong tình cảnh hiện giờ, họ chỉ có thể dựa trên những nhu cầu thiết yếu. Lúc này ta thấy được hành vi tiêu dùng của người dân thay đổi một cách rõ rệt.

- Họ sẽ phụ thuộc nhiều vào sự trợ cấp của chính phủ và những địa phương gần nơi mà họ sinh sống.

- Thay vì đồng cảm với xã hội trong lúc gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn trước. Thì lúc này họ sẽ “sản sinh” nên sức tức giận đối với xã hội.

nr-1624868133.png

Theo báo cáo nghiên cứu của Nelsen vào quý 2 năm 2020, người dân sẽ trở nên quan tâm nhiều nhất đến hai lĩnh vực đó là sức khỏe và an ninh việc làm. Đây là hai vấn đề khá quan trọng đối với người dân trong tình hình đại dịch như hiện nay. Vì nếu như họ không quan tâm đến vấn đề an ninh việc làm, thì họ sẽ mất đi nguồn thu nhập tài chính để lo cho bản thân và gia đình của mình. Không những thế nguồn tài chính còn chính là một công cụ để họ có thêm nguồn lực để bảo vệ sức khỏe cho mình. Nếu như không có nguồn tài chính, thì họ không thể nào cũng cấp những loại thực phẩm và những thứ tốt nhất cho sức khỏe.

Thay đổi hành vi sử dụng lượng tiền “nhàn rỗi”

tk-1624868133.png

Khi đại dịch bùng phát dữ dội, người dân thường có xu hướng dùng những lượng tiền nhàn rồi của mình để dành cho khoảng tiết kiệm. Bởi theo báo cáo của Nelsen vào quý 2 năm 2020 có đến 72% người dân Việt Nam thường dùng lượng tiền “nhà rỗi” của mình để phòng tránh dịch bệnh Covid – 19, hơn là chi tiêu cho những thứ xa xỉ.

Sự thay đổi về hành vi người tiêu dùng trong đại dịch Covid – 19

hv-1624868132.jpg

Họ sẽ dành nhiều thời gian cho mạng xã hội nhiều hơn và việc giải trí qua mạng là đều được người dân “ưa chuộng”. Thay vì đi đến những quán ăn như trước, họ sẽ tự “book” đồ ăn về nhà được thưởng thức, và đây cũng là cơ hội cũng như thách thức đối với những doanh nghiệp kinh doanh giao hàng. Đây chính là cơ hội cho họ có thể kiếm được nguồn lợi nhuận nhanh chóng nhưng việc phải cạnh tranh với các đối thủ là điều không dễ dàng chút nào.

Cùng với việc tham gia trực tuyến những hoạt động qua mạng, những kênh bán hàng điện tử tranh nhau phát huy thế mạnh của mình. Những lúc dịch bệnh như thế này thì người dân chỉ có thể mua sắm từ những kênh bán hàng thông qua mạng. Theo báo cáo tài chính của trang thương mại điện tử Shoppe vào quý 2 năm 2021, cho thấy sàn thương mại điện tử Shopee đã thu về 364,7 triệu USD - mức tăng trưởng siêu tốc vì cùng ki năm trước, Shopee chỉ tạo ra doanh thu 165,7 triệu USD.

 

Hoàng Trường (t/h)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-xu-huong-thoi-quen-cua-nguoi-tieu-dung-trong-dai-dich-covid-19-a3867.html