1. Miền đất Phúc (2005 – 2007)
Xoay quanh gia đình của ông Diệp (NSUT Minh Sang), chủ một lò gốm có tiếng trong vùng từ thời xa xưa. Ông có hai người con trai là Phúc và Lợi, cả hai anh em đều tháo vát và nhanh nhẹn. Trong khi Phúc điềm đạm, khôn ngoan thì Lợi lại nóng tính và hay gây chuyện. Cuộc sống của gia đình ông Diệp cứ thế tiếp diễn cho đến khi gia đình ông Từ Ngũ (Quang Minh) đến ở nhờ do nhà bị thiêu cháy.
Từ đây, những sóng gió, hiểu lầm cứ thế diễn ra bơi bà Từ Ngũ là người không hề tốt tính mà còn hay sân si, thích dựng chuyện. Thời gian thấm thoát thoi đưa khi Phúc (Lương Thế Thành), Lợi (Thanh Phương) cùng nhau lớn lên. Cả hai có một người bạn đồng lứa là Thủy Trúc (Nguyệt Ánh), thông minh xinh đẹp và dịu dàng, nết na. Chứng kiến những thăng trầm của nghề làm gốm truyền thống mà cha mình truyền lại khó có thể cạnh tranh với những mặt hàng hiện đại sau này. Phúc đã mày công tìm tòi học hỏi những cái hay, cái tốt để tiếp tục duy trì xưởng gốm nhà mình. Để đạt được những thứ đó, cả Phúc và gia đình đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ.
2. Đất Phương Nam (năm 1997)
Kể về câu chuyện đầy trái ngang của cậu bé An (Hùng Thuận), do nghịch cảnh mất mẹ ngay khi còn bé nên An phải lưu lạc khắp nơi để tìm lại cha ruột của mình. Khi xuôi về phương Nam, An đã gặp những cảnh đời ngang trái, những khó khăn, vất vả tột cùng của người nông dân dưới ách áp bức thống trị của bọn thực dân Pháp.
Tuy phải trôi nổi khắp nơi nhưng may mắn là An luôn gặp được những người dân có tấm lòng nhân ái, yêu thương chan hòa. Đấy chính là nguồn động lực to lớn để An vượt qua khó khăn, thử thách. Ngoài An, hình ảnh của cậu bé Cò (Phùng Ngọc) cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả bởi sự tinh nghịch, thích khám phá những điều mới lạ và cậu cũng rất tốt bụng với người bạn cùng lứa của mình.
3. Kính Vạn Hoa (năm 2005)
Kính vạn hoa cũng là một sản phẩm khác của hãng TFS và được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mỗi tập phim là một câu chuyện khác nhau về lứa tuổi mới lớn, học tập, sinh hoạt và vui chơi. Sau khi Kính vạn hoa lên sóng, những vai diễn như đóng đinh cho tính cách nhân vật cũng được khán giả nhớ mặt chỉ tên như Quý ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh,…
Nhân vật chính là Quý “ròm” – một cậu bạn lém lỉnh, ba hoa quá trớn, nói dối như thần nhưng rất tốt bụng và nhiệt tình giúp đỡ bạn bè; “nhỏ” Hạnh – học giỏi mà ước mơ lớn lên đi bán hủ tiếu bò viên vì quá mê ăn nó; Tiểu Long – hiền lành, nhường nhịn, điềm đạm, khá cù lần nên thường bị Quý “ròm” át giọng chỉ huy. Mỗi một tập phim đều đem đến cho người xem những cảm xúc vui buồn, thú vị khác nhau vì những tình huống gần gũi và nghịch ngợm được khắc họa một cách chân thật nhất.
4. Hoa cỏ may (năm 2001)
Phim kể về câu chuyện của những bạn trẻ lớn lên trong thời bao cấp, gồm bảy người bạn thân lập thành nhóm với tên gọi: "Hà Nội tụ nghĩa". Gặp lại nhau sau 10 năm xa cách, mỗi người trong số họ đều tiếp tục cuộc hành trình đi tìm tình yêu và hạnh phúc của chính mình:
Hoa cỏ may lấy bối cảnh đất nước thời kỳ bao cấp, kể về cuộc sống của Na, Hương (lớn do Hồ Ngọc Hà đóng), Thái, Tiến, Thủy, Hùng. Tuy mỗi người có hoàn cảnh sống khác nhau nhưng họ vẫn gắn kết và yêu thương nhau. Còn nhớ khi bố Na bị tai nạn lao động, cả nhóm tụ lại tìm cách giúp bố bạn, Thủy đã không ngại ngần đem chiếc bình cổ ở nhà đi bán. Đây thực sự là một bộ phim đầy ý nghĩa và sâu sắc xoay quanh những mối quan hệ trong cuộc sống được khắc họa rất chân thật và gần gũi.
5. Hương phù sa (2006)
Cũng là một bộ phim được sản xuất bởi hãng TFS, Hương phù sa được chiếu trên đài THVL năm 2005. Là một trong những bộ phim về đề tài sông nước tại miền quê Việt Nam, cụ thể là nghề đóng ghe, xuồng. Hương phù sa cũng nổi bật với những cái tên như Tăng Thanh Hà, Trương Minh Quốc Thái, Kim Hiền, Thành Đạt,...
Ông Ba Rằn, Tư Hơn là hai cái tên nổi tiếng trong vùng về nghề đóng ghe xuồng. Sau này khi ông Ba Rằn lâm bệnh nặng, Út Nhỏ (Tăng Thanh Hà) là đứa con gái lớn của ông phải gồng mình để vực dậy cái nghề truyền thống của tía mình. Từ một Út Nhỏ vô lo vô nghĩ sống trong vòng tay yêu thương của tía, nay phải trưởng thành, chính chắn hơn để chống chọi lại với những cạm bẫy, mưu mẹo từ phía gia đình ông Tư Hơn.
Hương phù sa đã lột tả được vẻ đẹp của miền Tây sông nước bao la, thiên nhiên sông nước là mẹ, ôm ấp bao bọc và che chở ta mỗi khi ta cần. Hãy sống trân quý những gì đơn sơ, bình dị của quê hương để mai sau khôn lớn nên người.
6. Mùi ngò gai (2006)
Phim xoay quanh nhân vật chính là Vy, cô bé có số phận đáng thương khi mẹ ruột mất sớm còn cha ruột lại gửi cô cho một gia đình khác nuôi. Vy lớn lên trong vòng tay của mẹ nuôi yêu thương cô hết mực nhưng cha nuôi trái lại rất hay ngược đãi cô. Khi Vy lớn lên, chính cha ruột của Vy muốn được sống gần đứa con ngoài giá thù của mình đã đưa cả nhà mình từ Sài Gòn về quê sinh sống. Nhưng xui xẻo cho Vy khi đụng độ với Phương, con ruột của ông Cường và người vợ chính thức. Phương ganh tị khi bạn bè xung quanh và cả Trường cũng dành tình cảm đặc biệt cho Vy. Phương tìm mọi cách để Vy trở thành một cô bé xấu tính trong mắt mọi người, để mọi chuyện không đi quá xa ông Hoàng đã sắp xếp để gia đình chuyển về Sài Gòn sinh sống nhưng vẫn dõi theo và chăm sóc cho Vy.
Có thể nói Mùi ngò gai đã ghi dấu ấn quá sâu đậm trong lòng người hâm mộ bởi sự hấp dẫn trong cốt truyện lẫn diễn xuất thành công của dàn diễn viên từ lớn đến bé. Sự khắc khổ của nữ diễn viên Kim Xuân trong vai mẹ nuôi của Vy hay tính cách tham lam, độc đoán của người cha nuôi do nam diễn viên gạo cội Việt Anh. Dàn diễn viên trẻ cũng không kém cạnh như nhân vật Vy lúc bé do nữ diễn viên Angela Phương Trinh đảm nhận với nét hồn nhiên, hiền lành.Khi trưởng thành thì Vy lại là một Ngọc Trinh đằm thắm, dịu dàng. Một cô tiểu thư giàu có đanh đá và luôn mưu cầu hạnh phúc cho bản thân Phương cũng được nữ diễn viên kim hiền khắc họa rõ nét.
7. Chiến dịch trái tim bên phải (năm 2005)
Bộ phim đưa ra một cách giải thích dí dỏm về nhu cầu thần tượng vốn dĩ là nhu cầu tự nhiên của lớp trẻ. Thần tượng lên ngôi không phải bằng sự lên lớp ra rả, mà bằng chính tính cách độc đáo để đám trẻ "tâm phục khẩu phục". Cả một hội được thành lập gọi là "hội những thành viên hâm mộ cô Hoài An", lúc nào cũng kè kè đi theo hộ tống cô giáo, đặc biệt có cả một chiến dịch được vạch ra nhằm...tìm người yêu cho cô. Và, chính trong sự thần tượng dễ thương và nghịch ngợm đến thế, không khí học tập lại trở nên sống động, tích cực hơn.
Bộ phim nhận được những đánh giá được đánh giá là một trong những bộ phim hiếm hoi khai thác tốt đề tài học trò và được nhà phê bình Hoài Nam của báo Tuổi trẻ đưa ra danh sách '5 lý do để xem Chiến dịch trái tim bên phải'. Đây cũng là một trong những vai diễn hiếm hoi trong sự nghiệp diễn xuất của ca sĩ Hồ Ngọc Hà. Bộ phim cũng được phát đi phát lại nhiều lần trên sóng truyền hình sau khi phát hành.
8. Đội đặc nhiệm nhà C21 (năm 1998)
Phim đưa khán giả theo chân những chuyến phiêu lưu của nhóm bạn ở khu tập thể nhà C21, hài hước, thông minh nhưng vẫn ngây ngô, khờ dại đúng với tuổi học trò chúng mình. Khán giả nhí được cười thả ga với những tình huống dở khóc dở cười của nhóm bạn: Minh “tổ cú”, Tùng “khểnh”, Quang “sọt”, Sáng “béo”, Sơn “sọ”, Tuyết “mèo con”, Hạnh “tăm tre”, Sinh “mặt già”. Đó là những khi vì quá sợ mà Quang “sọt” tè cả ra quần; khi Tuyết vô cùng mắc cỡ với cậu em cởi truồng xuống hái sen; hay cảnh mặc váy nhảy dây để đời của Hạnh “tăm tre” bị Sáng“béo” chộp lại trong album của nhóm.
Hoàng Trường (t/h)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/8-bo-phim-gan-lien-voi-he-the-9x-a3724.html