Gạo lứt tốt nhưng những người này không nên ăn nhiều kẻo hối hận

Gạo lứt có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, tuy nhiên có những người nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Không giống như gạo trắng, gạo lứt vẫn giữ được lớp vỏ bên ngoài và cám nên chứa rất nhiều vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, magiê, mangan, sắt và chất xơ. Trong đó, vitamin B1 và chất xơ có hàm lượng cao hơn rất nhiều so với gạo trắng thông thường. Nhờ vậy, gạo lứt rất tốt đối với bệnh nhân đái tháo đường hoặc những người muốn giảm cân.

Cụ thể chất xơ trong gạo lứt có tác dụng chống táo bón, nhuận tràng, tốt cho hoạt động của hệ tiêu hóa. Với người bị đái tháo đường, chất xơ giống như một tấm lưới lọc lượng đường có trong thức ăn, cản trở và giúp họ kiểm soát đường huyết tốt hơn, đặc biệt sau khi ăn.

Bên cạnh đó gạo lứt cứng hơn gạo trắng, cần phải nấu lâu mới chín và khi ăn cũng phải nhai kỹ, nhai từ từ. Việc này khiến chúng ta không thể ăn nhanh, từ đó giúp tiêu thụ ít hơn đồng thời giữ được cảm giác no lâu hơn. Bản thân gạo lứt cũng chứa một số thành phần giúp giảm cholesterol, giảm nguy cơ bệnh tim và giúp giảm cân.

Tuy nhiên lượng lớn chất xơ phong phú trong gạo lứt có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi, sắt. Do đó những nhóm người sau không nên ăn quá nhiều loại gạo này:

Người có chức năng tiêu hóa kém

Sức khỏe - Gạo lứt tốt nhưng những người này không nên ăn nhiều kẻo hối hận

Lượng chất xơ lớn trong gạo lứt sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. (Ảnh minh họa)

Ăn nhiều gạo lứt đồng nghĩa với việc nạp vào lượng lớn chất xơ. Quá nhiều chất xơ sẽ làm tăng gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Hơn nữa gạo lứt cũng khá cứng, khó tiêu hóa hơn gạo trắng nên những người mắc bệnh dạ dày, tá tràng,… hoặc có chức năng tiêu hóa kém nên hạn chế ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Người bị thiếu canxi, sắt

Trong lương thực thô như gạo lứt có chứa axit phytic và chất xơ, kết hợp với nhau tạo thành chất kết tủa. Chất này cản trở cơ thể hấp thụ các khoáng chất, trong đó có canxi và sắt.

Người có khả năng miễn dịch kém

Theo các chuyên gia, việc đều đặn nạp hơn 50g chất xơ mỗi ngày có thể gây cản trở việc bổ sung protein, tỷ lệ sử dụng chất béo giảm, tổn hại đến chức năng của xương, tim, máu … dẫn đến làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể.

Người già và trẻ nhỏ

Sức khỏe - Gạo lứt tốt nhưng những người này không nên ăn nhiều kẻo hối hận (Hình 2).

Chức năng tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong gạo lứt sẽ tạo gánh nặng lớn cho dạ dày. (Ảnh minh họa)

Gạo lứt không chứa đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ, nếu ăn nhiều dễ gây bệnh suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn. Vì vậy không nên cho trẻ ăn nhiều gạo lứt, mà cần cân đối để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cho bé phát triển thể chất toàn diện.

Ngoài ra do chức năng tiêu hóa của người già đã suy giảm, còn chức năng tiêu hóa của trẻ em chưa hoàn thiện, nên việc tiêu hóa lượng lớn chất xơ có trong gạo lứt sẽ tạo gánh nặng rất lớn cho dạ dày.

Thanh thiếu niên đang ở tuổi dậy thì

Giai đoạn dậy thì có nhu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng, cùng với yêu cầu sinh lý của các kích thích tố, lương thực thô như gạo lứt không những cản trở hấp thụ cholesterol và chuyển đổi nó thành hormone, mà còn gây ảnh hưởng đến việc hấp thu cũng như sử dụng các nguyên tố dinh dưỡng.

 

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/gao-lut-tot-nhung-nhung-nguoi-nay-khong-nen-an-nhieu-keo-hoi-han-a3582.html