Văn hóa “quà cáp” ngày càng làm mất đi vẻ đẹp và sự thiêng liêng của nghề dạy học

van-hoa-cam-on-anh-sapo-01-1622268821.jpg
 

Trong xã hội hiện đại, vị trí người thầy đã có những thay đổi, nhiều thầy cô giáo ngậm ngùi chia sẻ về thái độ của phụ huynh, của học sinh đối với mình, khi không còn được tôn trọng như xưa. Dù vậy, vẫn còn nhiều nhà giáo vẫn dành trọn tâm huyết với nghề. Tâm sự đau đáu của Thầy giáo, Nhà phê bình văn học, Thạc sỹ Nguyễn Văn Hòa cùng những chia sẻ buồn - vui về văn hóa “cảm ơn” trong nghề này…

img-1182-1622268856.JPG
van-hoa-cam-on-anh-tit-phu-1-01-1622255206.jpg
 
van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-01-1622255244.jpg
 

Tôi đến với nghề giáo đó là thực hiện mơ ước của bản thân từ khi còn rất nhỏ. Và thứ nữa là để thỏa mãn ước nguyện của cha. Ngay khi định hướng nghề nghiệp cho tôi, ba lúc nào cũng hướng tôi học ngành sư phạm để sau này làm thầy giáo. Bởi theo ba, trong bất cứ thời đại nào người thầy giáo cũng là người được cả xã hội nể trọng, nghề dạy học vẫn là nghề an toàn nhất và ổn định nhất dù có thể không giàu sang như những nghề khác.

Tôi đến với nghề giáo còn là vì sở thích, bởi ngay từ những năm tháng còn học tiểu học tôi đã muốn sau này mình sẽ được làm thầy. Hình ảnh người thầy, người cô đi vào trong tâm thức của tôi đẹp lắm, tinh khiết lắm, hồn hậu lắm. Tôi mơ có một ngày, mình cũng trở thành thầy giáo để được đứng trên bục giảng dạy cho lớp lớp các thế hệ học trò như chính những người thầy, người cô đã dạy mình khôn lớn.

anh-phu-2-01-1622274106.jpg
 

Với tôi nghề nào cũng gánh trên vai những trách nhiệm riêng. Đặc biệt nghề giáo, trách nhiệm càng cực kỳ quan trọng bởi ngoài kiến thức, thầy giáo còn là người có tác động lớn đến việc hình thành nhân cách sống cho học trò. Là thầy giáo dạy văn, thông qua việc cảm thụ những tác phẩm văn học, sẽ nuôi dưỡng tâm hồn, nuôi dưỡng những điều tốt đẹp trong mỗi con người. Đó chính là hành trang để mỗi chúng ta sống, học tập, làm việc sao cho đúng nghĩa giá trị con người, hướng đến những điều nhân văn nhất.

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-02-1622255317.jpg
 

Tính đến thời điểm này, tôi đã có 19 năm tuổi nghề. Chừng ấy thời gian cũng là chừng ấy những buồn vui, trăn trở, suy tư, đau đáu với nghề. Công việc đứng lớp và hoàn thành đúng chức trách, nhiệm vụ của người thầy giáo (có tâm) không phải là đơn giản mà vất vả gấp bội phần.

van-hoa-cam-on-2-anh-doc-01-1622255745.jpg
 

Thầy giáo ngày nay phải gánh vác trên vai mình nhiều trọng trách và nhiệm vụ. Do đó, để làm tròn bổn phận và thiên chức của người thầy trong thời đại 4.0 là vô cùng nặng nề, gian nan.

Người thầy trong thời đại ngày nay luôn chịu áp lực từ rất nhiều phía và cũng thiệt thòi nhiều thứ khi người thầy bị tước đi một số quyền cơ bản. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giáo viên nhiều lúc phải đối phó, miễn sao hoàn thành công việc được giao. Vì thế, đôi lúc kết quả sẽ không thật sự chất lượng như mong muốn, kết quả chỉ là những con số cho “đẹp” mà thôi.

Thực sự để làm tròn trách nhiệm của một người thầy giáo, nhất là trong thời điểm hiện tại, khi ngành giáo dục vẫn còn nhiều bất cập, khi giới trẻ đa phần chọn cho mình cách sống quá nhanh, thì trách nhiệm của người giáo viên rất nặng nề. Thế nhưng, đã chọn nghề thì việc làm tròn trọng trách cũng là niềm hạnh phúc, là tâm huyết cuộc đời.

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-03-1622255366.jpg
 

Với cá nhân tôi, lứa học trò nào tôi cũng đều dành tất cả nhiệt huyết và sự lưu tâm cả. Như tôi đã nói, học sinh nơi trường tôi dạy phần lớn là con em nông dân, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập cũng như sinh hoạt. Người thầy không chỉ dạy chữ, không chỉ truyền đạt kiến thức trên lớp mà phải luôn quan tâm đến hoàn cảnh của từng học sinh. Chính tình yêu nghề, ý thức trách nhiệm và lương tâm của người thầy, không cho phép tôi thờ ơ, thiếu quan tâm đến học sinh. Nhất là những học sinh có hoàn cảnh khó khăn và học sinh cá biệt. Nếu được giáo viên quan tâm, động viên, giúp đỡ kịp thời chắc chắn các em sẽ dần khắc phục những khó khăn, hạn chế và sẽ tiến bộ.    

anh-phu-4-01-1622255791.jpg
 

Thời buổi công nghệ số, bên cạnh những tiện ích mà nó mang lại thì cũng tồn tại những mặt trái, nó là con dao hai lưỡi. Học sinh dễ bị “hư” hơn trước đây nếu các em lạm dụng nó một cách quá mức và thiếu tỉnh táo. Tình trạng nghiện game, cá cược, khai thác các nội dung xấu trên Internet đã thâm nhập vào giới trẻ, nhất là học sinh, sinh viên. Đây là vấn đề nhức nhối nhất hiện nay. Đòi hỏi phải có sự quan tâm và kết hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Nếu buông lỏng, quản lý thiếu chặt chẽ thì sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-04-1622255386.jpg
 

Theo tôi thì mọi thứ có thể thay đổi nhưng tình cảm chân thành thì không thay đổi. Niềm tin và những giá trị cao đẹp sẽ luôn trường tồn.  

Nhiều thế hệ học trò của tôi giờ đã trưởng thành và sống rất tử tế. Thỉnh thoảng gặp lại, các em vẫn dành sự kính trọng cho mình như những ngày còn ngồi trên ghế nhà trường, điều đó làm tôi vững tâm với nghề hơn, yêu nghề hơn và nguyện sẽ dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp mà mình đã chọn. Dù đâu đó vẫn còn tồn tại những bất cập, lệch chuẩn!

van-hoa-cam-on-anh-nhan-de-01-min-min-1622255097.jpg
 
van-hoa-cam-on-anh-tit-phu-2-01-1622255408.jpg
 
van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-05-1622255432.jpg
 

Vâng! Đó là hạnh phúc nhất của người Thầy, những người kỹ sư tâm hồn, những người đưa đò cho khách sang sông. Tôi luôn tự vấn với bản thân mình, đã gần hai mươi năm làm nghề chèo đò, biết bao lượt khách đã qua sông? Có bao nhiêu người trở lại bến xưa gặp lại người đưa đò năm ấy? Rồi có bao nhiêu người tri ân công sức của thầy? Bao nhiêu người vong ơn và bao nhiêu người phỉ báng, xúc phạm đến thanh danh của những người thầy?

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-06-1622255454.jpg
 

Tôi cho rằng ở khía cạnh nào đó là đúng như vậy. Ngày trước, học trò gặp thầy, cô giáo ngoài đường đều ngả mũ và khoanh tay chào. Hình ảnh ấy nó đẹp và thiêng liêng làm sao. Học trò ngày nay, không còn như vậy nữa. Đó là do ảnh hưởng từ nhiều phía gia đình, nhà trường và xã hội. Nhưng một phần lỗi cần phải nghiêm túc và thẳng thắn thừa nhận đó là do sự quản lý của ngành, chú trọng đến thành tích, nặng về hình thức mà xem nhẹ tính kỉ luật, kỉ cương và đạo đức của học sinh.

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-07-1622255489.jpg
 

Trong xã hội hôm nay, người thầy theo đúng nghĩa cần phải hội đủ nhiều yếu tố, phẩm chất. Bởi người thầy trong thời đại 4.0 có một vai trò, vị trí và thiên chức cực kỳ quan trọng. Người thầy không chỉ dạy kiến thức mà còn phải dạy về các kỹ năng, các chuẩn mực về đạo đức, cuộc sống để các em có thể vững bước vào đời.

van-hoa-cam-on-2-anh-doc-02-1622255832.jpg
 

Trong thời kỳ hội nhập, người thầy không phải chỉ hơn học trò một cái đầu mà phải hơn nhiều cái đầu. Vì thế, người thầy phải không ngừng rèn luyện, học tập, tích lũy, trau dồi để hoàn thiện chính mình nếu không sẽ bị lạc hậu. Người thầy sống phải có lòng nhân ái, làm việc có trách nhiệm, tận tâm, tận tụy với nghề. Bởi thầy giáo ngày nay không phải như thầy giáo ngày trước, chỉ biết gõ đầu trẻ, đến tháng bỏ lương vào túi; thầy giáo ngày nay, phải có trách nhiệm với nhân dân, đào tạo ra cán bộ phục vụ nhân dân.

Tôi vẫn tâm niệm người thầy trong thời đại 4.0 cần có 10 phẩm chất căn bản theo quan điểm của PGS. Đào Duy Huân như, Người thầy phải là tấm gương học suốt đời; Người thầy phải là nhà giáo dục chuyên nghiệp; Người thầy phải là nhà nghiên cứu ứng dụng; Người thầy phải góp phần làm tiến bộ xã hội; Người thầy phải luôn rèn luyện đạo đức; Người thầy phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghề nghiệp…

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-08-1622255515.jpg

Trong những năm gần đây, khi có một số ít thầy giáo, cô giáo đã có những hành động không đúng với lương tâm, đạo đức nhà giáo. Vô tình họ đã làm hoen ố đi những hình ảnh thiêng liêng của người Thầy. Đó là những trường hợp cần đáng lên án. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít những sự việc đau lòng xảy ra khi phẩm hạnh của người Thầy bị xúc phạm, bị dồn vào thế yếu, bị hành hung... Tôi cho rằng, đã đến lúc nghề giáo được xem như một nghề nguy hiểm.

van-hoa-cam-on-1622256557.jpeg
 

Tuy vậy, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc trang bị cho mình những thứ “vũ khí” để ứng phó. Với tôi sống thật trong cả suy nghĩ và nhiệt thành với nghề, với học trò của mình đó chính là cái mà tôi luôn hướng đến và hoàn thiện mỗi ngày. Mỗi khi nhìn thấy sự say mê của các em qua từng câu chuyện, từng bài giảng của mình, tôi càng lấy làm động lực để sống vững vàng hơn với nghề mà mình đã chọn.

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-09-1622255538.jpg
 

Tôi nghĩ ở đây cần phải hiểu “quà” ở mức độ nào. Ngày hiến chương và lễ, tết... năm nào, học trò cũ cũng về thăm tôi. Có em không có nhiều thời gian, nên từ xa về là ghé thăm thầy trước rồi sau đó mới về nhà mình, vì để tranh thủ thời gian. Với tôi đó là món quà vô giá. Đó là niềm hạnh phúc, sự ấm áp vô bờ của người Thầy.

Hằng năm, mỗi dịp 20/11 và dịp Tết Nguyên Đán học trò cũ và những học trò hiện tôi đang dạy có về thăm. Tôi trân quý tình cảm của các em dành cho mình. Sự thành đạt và trưởng thành của các em, tôi xem đó mới là món quà tinh thần quý giá nhất.

Trong khoảng thời gian 19 năm gắn bó với bảng đen phấn trắng, đã nhiều lần tôi tặng cho học trò mình những món quà, dù giá trị vật chất không nhiều nhưng đó chính là niềm vui, sự động viên, khích lệ kịp thời để các em để tiếp tục đến trường, thực hiện các ước mơ, hoài bão ở phía trước.

van-hoa-cam-on-10-cau-hoi-10-1622255572.jpg
 

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng quê nghèo, khi học ra trường cũng về lại công tác ngay chính quê hương nên càng hiểu sâu sắc hơn về cuộc sống và con người nơi đây. Vì thế, quà cho những dịp 20/11 hay lễ Tết đa phần là những món quà quê, có thể là buồng chuối, mấy chục bắp ngô, củ khoai, một mớ cá sông... mà học trò hay phụ huynh mang tặng cũng đều là những món quà ân nghĩa. Nhận những món quà như thế, tôi cảm thấy rưng rưng nước mắt, bởi ở đó cái thứ tình nghĩa gần gũi, quê kiểng nhưng ấm áp và thân thương đến lạ.

Tôi nghĩ rằng, không chỉ riêng trong lĩnh vực giáo dục mà văn hóa quà cáp đã trở thành một nét văn hóa chung, phổ biến của toàn xã hội.

anh-phu-5-01-1622255874.jpg
 

Có một điều đáng buồn là văn hóa “quà cáp” trong môi trường giáo dục nhiều khi đã bị biến tướng. Chính điều này đã làm mất đi vẻ đẹp và sự thiêng liêng của nghề. Chẳng hạn, người ta đã lợi dụng “quà cáp” để thực hiện việc mua bán điểm, chạy trường chạy lớp... Chính điều này đã tạo những tiền lệ xấu và gây nên dư luận không mấy tốt đẹp về ngành từng được ví là trong sáng nhất, thanh cao nhất, công bằng nhất và cao quý nhất trong tất cả cả các nghề.

Content: Vân Khánh - Design: Thanh Vy

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/van-hoa-cam-on-ngay-cang-lam-mat-di-ve-dep-va-su-thieng-lieng-cua-nghe-day-hoc-a3551.html