Hiểu con và nhất định không nhượng bộ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, có cách giao tiếp và ứng xử khác nhau với những người xung quanh. Người mà trẻ có phản ứng tích cực nhất chính là người hiểu bé nhất. Chính vì vậy, thay vì nổi nóng và trách phạt trẻ, mẹ hãy thử tìm hiểu xem đằng sau sự ương bướng đó là con đang mong muốn điều gì. Đôi khi trẻ chỉ phản ứng vì quá đói hoặc mệt, điều mà người lớn cũng có thể mắc phải.
Nhiều cha mẹ khi đã hiểu con thì càng thương hơn và càng nhượng bộ. Như vậy là phản tác dụng. Khi hiểu con hơn, cha mẹ nhất định phải cứng rắn, không thể để cảm xúc lấn át. Hãy cho trẻ thấy bạn yêu con biết nhường nào nhưng con vẫn phải làm theo những điều đúng đắn. Bằng cách đó con dần dần hiểu ra. Chính cha mẹ cũng dần trưởng thành hơn trong hành trình nuôi con.
Cung cấp cho con các lựa chọn
"Đưa ra các ý tưởng cho trẻ lựa chọn giúp thỏa mãn nhu cầu kiểm soát của chúng", Tiến sĩ Angie T. Cranor, trợ lý giáo sư về phát triển con người và nghiên cứu gia đình tại Đại học Bắc Carolina (Mỹ) cho biết. Vì vậy, trong trường hợp con không chịu đi ngủ, cha mẹ hãy tận dụng và đưa ra các lựa chọn cho bé. Tuy nhiên, chỉ nên đưa ra 2 lựa chọn, càng cụ thể càng tốt, mà cha mẹ hoàn toàn có thể đáp ứng được.
Ví dụ: "Mẹ biết là con vẫn muốn chơi nữa, nhưng đã đến giờ đi ngủ rồi. Con muốn đọc truyện trước hay đánh răng trước?"
"Cha mẹ hãy luôn "niệm chú" KHÔNG là một từ lành mạnh và tích cực để con của bạn thử nghiệm và học cách kiểm soát sự độc lập của mình", ông Janet Lansbury, một cố vấn nuôi dạy con cái, tác giả của podcast nổi tiếng "Cha mẹ tôn trọng" khuyên. "Điều quan trọng mà cha mẹ cần làm là bên cạnh việc tôn trọng ý kiến của con thì cũng cần phải kiểm tra tính độc lập mà con mới thể hiện có phù hợp hay không".
Luôn để ý đến cách nói với trẻ
+ Hãy nói: 'Con cần nhớ điều gì?', thay vì 'cẩn thận nào' hoặc 'đừng làm như thế'
Bạn nên thay một câu mệnh lệnh bằng một lời khẳng định tích cực, nhằm kích thích tư duy phản biện của trẻ. Trẻ đã chán nghe những câu giống nhau hết lần này tới lần khác và thích lờ nó đi. Tuy nhiên, khi bạn kích thích sự thông minh của chúng bằng những từ nghe có vẻ khác nhưng nghĩa tương tự, trẻ sẽ thấy ngạc nhiên. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói với chúng những câu ra lệnh cụ thể. Ví dụ, thay vì: "Cẩn thận, mọi người đang nhìn kìa", bạn có thể thử: "Chúng ta đã thảo luận điều gì về việc chơi ở công viên nhỉ?" hoặc "Hãy di chuyển chậm lại khi đi trên bờ tường".
+ Hãy nói: 'Con làm ơn nói nhẹ nhàng', thay vì 'yên nào' hoặc 'đừng hét lên như thế'
Một vài đứa trẻ ồn ào hơn những bé khác. Thế nên, nếu chúng không thể nói chuyện một cách nhẹ nhàng, bạn hãy chỉ cho con biết nơi nào được thoải mái nói to (chẳng hạn ở công viên) và nơi nào nên hạ giọng xuống (ví dụ trong thư viện).
Khi muốn con giữ yên lặng, bản thân bạn đừng hét vào mặt con. Hãy dùng âm vực nhẹ nhàng và hướng dẫn chúng.
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/cach-ung-pho-voi-nhung-dua-tre-noi-khong-nghe-loi-a3517.html