Gừng vừa là vị thuốc vừa là độc dược

Như chúng ta đã biết gừng là một loại củ có rất nhiều công dụng, có thể dùng để nấu ăn và chữa bệnh. Nhưng nếu dùng gừng không đúng cách bạn sẽ dễ lâm vào tình trạng nguy kịch

1. Người đang bị chảy máu không nên dùng gừng

Không dùng gừng cho người chuẩn bị mổ và sau mổ, người đang chảy máu như băng huyết, ho ra máu, nôn ra máu, tiểu ra máu, tiêu ra máu, trĩ ra máu, chảy máu cam, chảy máu răng.

Ngoài ra, không dùng gừng cho người bị cảm nắng, vã mồ hôi, sốt cao không rét.

Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm

Gừng bị dập, bị nẫu, hoặc gừng mọc mầm mặc dù vẫn có mùi hương, vị cây nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nó có thể sinh ra lưu huỳnh, tạo ra các độc tố hoại tử tế bào gan. Sử dụng lâu dài có thể gây ung thư gan, ung thư thực quản.

Bên cạnh đó, loại gừng này còn khiến dạ dày khó hấp thụ chất dinh dưỡng hơn. Đối với người mắc bệnh dạ dày lại vô cùng nguy hiểm.

2. Bỏ vỏ gừng

Gừng có vị cay, tính ấm và hương thơm nên thường sử dụng trong nhiều món tanh như ốc, cá để chống đau bụng. Tuy nhiên, nếu dung nạp quá nhiều thì sẽ khiến cơ thể mất cân bằng. Vì thế trong nấu ăn hàng ngày nên giữ lại vỏ gừng. Trái ngược với phần thịt bên trong, vỏ gừng có tính hàn nên khi giữ lại vỏ và dùng nấu nướng hàng ngày sẽ giúp dung hòa, cân bằng dược tính của gừng, giúp bạn dùng thường xuyên mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Trường hợp nhà có người bị táo bón, hôi miệng thì tốt nhất chỉ nên dùng vỏ gừng mà thôi.

Tuy nhiên, trong các trường hợp chữa cảm lạnh do phong hàn, bạn nên gọt bỏ vỏ vì khi này cơ thể lạnh cần dung nạp tính ấm để cân bằng thể chất.

3. Người thể nhiệt nên hạn chế dùng gừng.

Người thể hàn có thể dùng gừng để ôn khí trong cơ thể. Tuy nhiên những người thuốc thể hàn, huyết áp cao, mặt hay đỏ, mồm miệng hay bị nhiệt, hay bị chảy máu chân răng thì không nên ăn nhiều gừng.

Có một cách rất hay để các bạn biết cơ thể mình ở thể hàn hay thể nhiệt. Nếu như hôm trước bạn ăn gừng mà sáng hôm sau bạn thấy rỉ mắt của mình nhiều hơn, mồm miệng thấy khô hơn thì cơ thể bạn thuộc nhiệt tính. Còn nếu không thấy các biểu hiện trên thì cơ thể bạn thuộc hàn tính.

18399-1621782241.jpg
Ảnh minh họa

4. Không ăn gừng sau 8h tối

Trong gừng có nhiều tinh dầu giúp tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose có trong gừng cũng giúp kích thích tiết dịch dạ dày, thúc đẩy tiêu hóa, giảm stress, chữa chứng đau nửa đầu. Vì thế mà dùng gừng buổi tối có thể gây mất ngủ.

Sau 8h tối, dương khí trong cơ thể con người bắt đầu thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu nạp gừng vào sẽ khiến dương khí bốc lên, gây trái ngược quy luật sinh lý. Về lâu dài gây ra chứng giảm trí nhớ, chóng mặt, ù tai,..

Gừng có chứa tinh dầu dễ bay hơi, có thể làm tăng tuần hoàn máu. Chất gingerose trong gừng cũng có tác dụng kích thích tiết dịch dạ dày, làm hưng phấn đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa.

Từ buổi tối, về đêm, dương khí trong người thu lại, âm khí thịnh phát. Lúc này nếu ăn gừng sẽ khích lệ cho dương khí bốc lên. Do đó, nếu ăn gừng buổi tối sẽ làm ảnh hưởng đến quy luật sinh lí, không tốt cho sức khỏe.

Sử dụng gừng vào buổi tối chỉ mang lại lợi ích nếu bạn thuộc thể hàn, cơ thể dễ lạnh, chân tay kể cả vào mùa hè cũng không ấm nóng. Những người này dùng gừng buổi tối sẽ giúp ôn khí và ngủ sâu giấc hơn

5. Tránh dùng gừng với aspirin và coumarin (phải cách xa 4 giờ).

Cho những ai không biết thì aspirin là thuốc để giảm đau, hạ sốt, còn coumarin là chất thường có trong thuốc chữa phù bạch huyết, hen suyễn.

6. Gừng dùng làm thực phẩm thì nên lấy củ non, gừng làm thuốc thì nên chọn củ già có xơ.
 

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/gung-vua-la-vi-thuoc-vua-la-doc-duoc-a3515.html