Những kiểu người nên tránh xa cafe nếu không muốn có tác dụng phụ

Cà phê được đánh giá tốt cho sức khỏe. Cà phê làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, giảm nguy cơ suy tim và thậm chí giảm nguy cơ nghe kém. Uống cà phê thậm chí có thể giúp giảm cân. Nhưng đối với một số người, cà phê thực sự có thể có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực.

Đối với nhiều người, cafe là thức uống không thể thiếu mỗi buổi sáng để giúp họ bắt đầu một ngày làm việc mới tràn đầy hứng khởi. Cho dù là một nhân viên văn phòng luôn bận rộn với công việc hay một sinh viên cố gắng thưởng thức một ly cafe vào giờ giải lao giữa tiết cũng thật khó để tưởng tượng một ngày không có nó. Caffeine là một chất gây nghiện và khiến cơ thể cảm thấy khó chịu nếu thiếu nó mỗi ngày.

Coffee Tools Illustration | Pre-Designed Illustrator Graphics ~ Creative  Market

Trên thực tế những nghiên cứu đã cho thấy cafe mang lại nhiều lợi ích mỗi ngày hơn mọi người tưởng tượng. Cafe chứa đầy đủ các loại chất giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vấn đề sức khỏe phổ biến, đặc biệt là ở nữ giới bao gồm bệnh Alzheimer và các bệnh tim mạch chuyển hoá bao gồm tăng huyết áp, bệnh lý mạch vành, rối loạn mỡ máu... Nhưng đối với một số người, cà phê thực sự có thể có nhiều tác dụng phụ tiêu cực hơn là tích cực.

Dưới đây là những người không nên uống cà phê.

1. Người bị hội chứng ruột kích thích (IBS).

This Is What Happens When You Drink a Coffee on an Empty Stomach - YouTube

Caffein có thể làm tăng nhu động ruột, bao gồm tăng nguy cơ tiêu chảy (một triệu chứng chính của hội chứng ruột kích thích). Vì vậy, nếu bị IBS, bạn nên hạn chế/tránh đồ uống có chứa caffein.

2. Người bị tăng nhãn áp (glôcôm).

Áp lực nội nhãn tăng đối với những người bị glôcôm khi uống cà phê (theo một nghiên cứu gần đây), vì vậy người ta khuyên nên hạn chế/tránh uống, nhưng cần nghiên cứu thêm

3. Người có bàng quang quá hoạt động

Tất cả chúng ta đều biết tốt nhất là nên tránh uống cà phê trước một chuyến đi dài, đặc biệt là nếu thời gian nghỉ đi vệ sinh bị hạn chế. Việc tiêu thụ caffein có thể làm tăng cả tần suất đi tiểu và tiểu gấp. Nếu không thường xuyên uống cà phê, bạn có thể thậm chí còn nhạy cảm hơn với hiệu ứng này.

4. Người bị một số loại bệnh tim, như loạn nhịp tim.

How We Built Smart Scales For Our Office Coffee Drawer - TestDevLab Blog

Vì caffein từ cà phê có thể gây tăng huyết áp và nhịp tim tạm thời, nên điều quan trọng đối với bất kỳ ai có bệnh tim từ trước là phải hỏi bác sĩ về việc có được uống cà phê không và uống bao nhiêu là an toàn.

5. Phụ nữ mang thai.

Phụ nữ mang thai nên hạn chế caffein ở mức 200mg (bằng khoảng 2 tách cà phê) mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ sẩy thai, chuyển dạ sớm và sinh con nhẹ cân. Tuy nhiên, một đánh giá năm 2020 trên tờ British Journal of Medicine đã kết luận rằng không có mức tiêu thụ caffein an toàn trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai nên thảo luận về lượng caffein của mình với bác sĩ.

 

6. Phụ nữ đang cho con bú.

Mẹ uống cà phê khi cho con bú - NÊN HAY KHÔNG? - EPICURE

Vì caffein là một chất kích thích và lợi tiểu, nên người mẹ đang cho con bú có thể có nguy cơ bị mất nước. Hội Thai sản Mỹ đề nghị tránh caffein càng nhiều càng tốt trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

7. Người bị rối loạn giấc ngủ.

Việc bạn muốn uống một (hoặc nhiều) tách cà phê sau một đêm ngủ không ngon giấc là có thể hiểu được, nhưng thói quen uống cà phê có thể kéo dài chu kỳ ngủ kém và mệt mỏi. Ngay cả khi bạn không nghĩ rằng tách cà phê buổi chiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, nó thực sự có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Nến tránh caffein ít nhất 6 giờ trước khi đi ngủ.

8. Người hay lo âu hoặc dễ bị cơn hoảng loạn.

Say cà phê? Bạn nên làm gì? - VnCafe.info

Caffein là một chất kích thích, có thể làm trầm trọng thêm sự lo âu ở một số người. Nếu thường xuyên bị những cơn lo âu hoặc hoảng sợ, bạn có thể cân nhắc tránh hoặc giảm lượng cà phê có chứa caffein.

9. Người bị tiêu chảy.

Caffein có tác dụng làm tăng nhu động ruột, không có lợi nếu bạn đang bị tiêu chảy. Cà phê decaf có thể ít vấn đề hơn, mặc dù chất lỏng nóng nói chung có xu hướng kích thích ruột.

10. Người bị động kinh.

Trong khi nghiên cứu còn hạn chế, những phát hiện gần đây cho thấy uống nhiều cà phê có liên quan đến tăng tần suất co giật. Nhưng vẫn cần nghiên cứu thêm. Cân nhắc trao đổi với bác sĩ thần kinh về lượng caffein nếu bạn bị động kinh.

11. Trẻ em dưới 12 tuổi.

Trẻ em uống cà phê có sao không?

Mặc dù caffein có thể khiến bất kỳ ai trong chúng ta hơi bồn chồn, nhưng nó có thể gây ra nhiều tác dụng phụ đáng chú ý và thậm chí nghiêm trọng hơn với liều lượng nhỏ hơn ở trẻ em. Ví dụ, quá nhiều caffeine ở trẻ em có thể dẫn đến tăng nhịp tim, tăng cảm giác lo lắng, khó tập trung và đau bụng. Một khía cạnh khác cần xem xét, đặc biệt là ở trẻ mới biết đi, là cà phê có thể che dấu cảm giác đói, vì vậy trẻ mới biết đi có thể không nhận được dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển của chúng. Cuối cùng, hãy nhớ rằng bản thân cà phê có tính axit khá cao, do đó có thể làm hỏng men răng và tăng nguy cơ sâu răng.

12. Người bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Caffein có thể làm giãn cơ vòng thực quản dưới, là van giữa thực quản và dạ dày. Nếu bị GERD, hãy xem việc chuyển sang cà phê không có caffeine có giúp ích hơn không, hoặc có thể bỏ cà phê hoàn toàn.

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-kieu-nguoi-nen-tranh-xa-cafe-neu-khong-muon-co-tac-dung-phu-a3269.html