"Đàn ông lo nhà, đàn bà lo tổ ấm”, định kiến xã hội như quy định rõ trách nhiệm của từng người trong hạnh phúc chung của ngôi nhà, đàn ông ra ngoài kiếm tiền, chạy theo vật chất và chỉ cần mang tiền về là được, còn người phụ nữ trong gia đình phải quán xuyến tất cả các công việc nhà, chăm lo cho con cái. Vì thế, khi mà con hư, xã hội dường như chỉ đổ hết trách nhiệm lên đầu người vợ.
Nhưng khi một đứa bé được sinh ra, những người đàn ông cần phải tự xác định trách nhiệm của một người cha. Bạn cần phải sống, hành động và làm những việc đủ tốt để xứng với danh hiệu “Bố” đầy thiêng liêng. Người ta vẫn thường nói, người cha tốt là phúc phận của con, người tha thất bại là cơn ác mộng của con.
Và dưới đây chính là 4 kiểu ông bố sẽ trở nên “vô hình” trong cuộc sống của con:
Những ông bố “vắng mặt” trong tuổi thơ của con
Áp lực về kiếm tiền, quan hệ, khiến nhiều ông bố thời hiện đại ít có thời gian giành cho con cái của mình. Thậm chí, trong quá trình lớn lên của con dường như thiếu đi những lời dạy dỗ từ một người cha. Nhưng bên cạnh đó, lại có những ông bố vẩn ở trong nhà, thậm chí ăn tối hằng ngày với con cái nhưng hoàn toàn vắng mặt trong việc lớn lên cùng con. Ở Trung Quốc gần đây ra đời khái niệm “giáo dục góa” nhằm chỉ sự thờ ơ của người cha trong việc nuôi dạy con.
Đa phần những ông bố này thường suy nghĩ việc nuôi dạy con là trách nhiệm của người mẹ, những gì họ cần làm là kiếm tiền để tạo điều kiện kinh tế tốt nhất cho gia đình. Rồi rũ bỏ hết mọi trách nhiệm của mình với con cái, dần dần trở thành “người vô hình” trong mắt trẻ nhỏ.
Người cha trong gia đình đối với con cái không chỉ là một trụ cột về vật chất mà còn là chổ dựa cho tinh thần. Theo các nhà khoa học, việc tiếp xúc nhiều với người cha giúp đứa trẻ có nhận thức tốt hơn về giới tính, rèn luyện tinh thần trách nhiêm và lòng dũng cảm, ngoài ra, còn rèn luyện được nhiều phẩm chất tốt đẹp khác. Sự vắng mặt của người cha có thể khiến trẻ lạc lối trong quá trình tăng trưởng như: con trai thiếu nam tính và con gái không biết cách hòa hợp với người khác giới. Những đứa trẻ luôn có bố đồng hành cũng sẽ có trí tuệ cảm xúc và óc sáng tạo cao hơn những đứa trẻ nhận sự thờ ơ của bố.
Nhà thơ, triết gia nổi tiếng người Đức- Schiller từng nói: "Tình cảm cha con nằm ở trái tim chứ không phải quan hệ ruột thịt". Một người cha hết lòng vì gia đình sẽ không bao giờ lấy cớ bận rộn và thiếu thời gian để đồng hành cùng con.
Kiểu bố luôn tạo ra những màn cãi nhau trong gia đình
Cãi nhau là điều cấm kị lớn nhất trong gia đình sau khi có con. Hãy tưởng tượng nếu bạn là một đứa trẻ và luôn phải lớn lên trong những tiếng cãi vã thì cảm xúc của bạn như thế nào?
Chứng kiến những cuộc cãi vã của bố mẹ, trẻ sẽ chỉ có thể đứng nhìn những gì con muốn nói sẽ bị cho là trẻ con, không hiểu chuyện… Đứa trẻ sẽ âm thầm chịu đựng, theo thời gian, nó sẽ trở thành một thái độ tiêu cực và càng nguy hại hơn nó tác động tới tính cách sau khi trẻ lớn lên.
Kiểu ông bố nghiện điện thoại
Không biết từ bao giờ, điện thoại lại trở thành kẻ thù, là rào cản lớn giữa bố và các con. Rất nhiều ông bố dành phần lớn thời gian ở chỗ làm, nhưng ngay cả khi một hôm nào đó họ được về sớm thì thứ mà họ tiếp xúc nhiều hơn là chiếc điện thoại chứ không phải con.
Kiểu ông bố “nghiện” điện thoại không phải là hiếm gặp, nhiều ông bố mang danh nghĩa ngồi chơi với con nhưng tay và mặt thì chỉ chăm chú vào cái điện thoại, không hào hứng tham gia trò chơi cùng con. Trên danh nghĩa, người bố đó vẫn ở gần con nhưng dường như lại chẳng hề tồn tại.
Trong gia đình, nếu gặp người cha cứ mãi mê với chiếc điện thoại, dần dần trẻ bắt đầu nghi ngờ và phủ nhận giá trị tổn tại của bản thân. Một khi ý thức thấp về giá trị, trẻ sẽ trở nên tự ti và mặc cảm
Hơn nữa, bố mải mê sử dụng điện thoại di động cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến con cái. Những đứa trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến điện thoại di động và phát triển thói quen xấu là nghịch điện thoại giống như cha của chúng.
Một người cha có trách nhiệm với con cái nên biết cách nhìn nhận lại hành vi và không ngừng hoàn thiện bản thân. Chơi với điện thoại di động không phải xấu, nhưng cần có chừng mực và không nên nghịch điện thoại trước mặt trẻ. Nên dành nhiều thời gian hơn cho con như tham gia các hoạt động ngoài trời, đọc sách, chơi Lego, các trò chơi cha mẹ - con cái, chạy và leo núi...
Những ông bố hay gắt gỏng
Trong cuộc sống, không ít ông bố gặp phiền phức trong công việc, về nhà thấy con không nghe lời sẽ dễ dàng "tẩu hỏa nhập ma".
Tính khí không tốt của người cha không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sự phát triển tính cách của trẻ mà còn dễ phá hủy sự hòa thuận, êm ấm của gia đình, làm tổn thương tình cảm vợ chồng, cha mẹ và con cái. Một người cha nóng tính cũng sẽ phá hủy cảm giác an toàn và sự tự tin của trẻ, đồng thời sẽ "lây nhiễm" tính khí xấu cho trẻ.
Mất bình tĩnh sẽ không giải quyết được vấn đề, dù có chuyện lớn đến đâu cũng phải học cách kiềm chế cảm xúc. Đối xử tốt với người trong gia đình và hòa nhã với người khác luôn là bí quyết giữ gìn hạnh phúc, thành công của người đàn ông trưởng thành.
Huỳnh Đa
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-sai-lam-cua-nguoi-lam-cha-anh-huong-nghiem-trong-den-con-cai-a2964.html