Hình minh họa
Tình trạng giật mình khi ngủ không phải là bệnh hay rối loạn ở hệ thần kinh. Mà tình trạng này là do sự co giật cơ đột ngột, thường xuất hiện trong vài giờ đầu tiên khi bắt đầu giấc ngủ.
Khi bạn đi vào giấc ngủ quá nhanh có thể sẽ làm xuất hiện tình trạng giật mình. Thông thường, trong giai đoạn đầu của giấc ngủ nhịp tim, hơi thở của bạn sẽ chậm dần, thế nhưng nếu cơ thể bạn đang mệt mỏi thì não sẽ trải qua giai đoạn này nhanh hơn bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến não xuất hiện phản ứng với một cú giật hóa học, làm cho bạn khi ngủ bị giật mình.
Thông thường, hiện tượng giật mình khi ngủ sẽ xảy ra một cách đột ngột và điều này sẽ làm phá vỡ giấc ngủ của bạn, khiến bạn đang ngủ và bị tỉnh giấc giữa đêm. Tuy nhiên vẫn có người hiện giật giật mình chỉ xảy ra với cơn co giật nhẹ đến mức bạn không hề nhận ra.
Hình minh họa
Việc ngủ bị giật mình là một hiện tượng sinh lý bình thường, hiện nay nguyên nhân chính xác dẫn đến tình trạng này vẫn chưa được xác chính xác. Tuy nhiên vẫn có một vài nguyên nhân bạn có thể tìm hiểu để hạn chế tình trạng này xảy ra:
Ngủ là hoạt động đưa cơ thể vào trạng thái nghỉ ngơi, an toàn, nếu như bạn nằm ngủ sai tư thế thì não bộ sẽ nhận thức rằng cơ thể đang có mối nguy hiểm cận kề, điều này sẽ làm bạn ngủ không sâu, hay bị giật mình tỉnh giấc
Không chỉ vậy, việc ngủ sai tư thế còn có thể dẫn đến tình trạng đau lưng, cổ, khiến bạn mệt mỏi, khó thở khi ngủ.
Nếu như bạn làm việc quá sức vào ban ngày thì thì tình trạng giật mình khi ngủ sẽ thường xảy ra hơn. Vì sự lo âu, căng thẳng sẽ gây áp lực lên hệ thần kinh phản xạ truyền đến não trong lúc ngủ.
Một điều dễ nhận thấy là những người thường xuyên bị giật mình khi ngủ thường rơi vào tuýp người bị stress, căng thẳng.
Việc uống quá nhiều đồ uống có chứa caffeine như là cà phê, trà xanh,..thì có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ vào ban đêm, và đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra, thì việc tiêu thụ đồ uống có cồn, có gas, thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng,…cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Canxi trong thực tế không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sức khỏe của răng, xương mà nó còn có tác động đến hệ thống thần kinh, sự hoạt động co giãn linh hoạt của tim mạch, cơ bắp. Cụ thể, canxi có tác dụng trong việc điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và sự ức chế của vỏ não. Vì thế, việc cơ thể thiếu canxi có thể gây ra hiện tượng co cơ và dây thần kinh, điều này sẽ dẫn đến việc bạn thường xuyên bị giật mình khi ngủ. Ngoài ra, việc thiếu vitamin B12, magie cũng có thể làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
Hình minh họa
Ngủ đúng tư thế: việc ngủ đúng tư thế không chỉ giúp bạn hạn chế tình trạng giật mình khi ngủ mà còn đảm bảo bạn có một giấc ngủ chất lượng, ngủ sâu hơn.
Tránh căng thẳng: như đã nói ở trên, tình trạng căng thẳng, stress có thể làm bạn bị giật mình khi ngủ. Vì thế, để cải thiện tình trạng này bạn nên thư giãn cơ thể bằng những bài nhạc nhẹ, hạn chế việc làm việc quá sức, đi dạo nhẹ nhàng để hít thở không khí trong lành,…
Ăn uống lành mạnh hơn: việc ăn uống đầy đủ, bổ sung đủ lượng dưỡng chất cần thiết cho cơ thể đặc biệt làn canxi, magie,…có thể giúp phòng ngừa tình trạng co cơ và dây thần kinh. Điều này cũng sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng giật mình khi ngủ, giúp chất lượng giấc ngủ được đảm bảo hơn.
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/thuong-xuyen-tinh-giac-luc-ngu-co-phai-la-benh-khong-a2788.html