Làm thế nào khi người thân của bạn bị tâm thần phân liệt?

Tâm thần phân liệt là một trong những tình trạng sức khỏe tâm thần bị kỳ thị nhất và ít được hiểu rõ nhất. Nếu bạn có một người thân được chẩn đoán mắc bệnh tâm thần phân liệt thì đây là bài báo giành cho bạn để hỗ trợ cho người thân của bạn

Cần phải làm rõ trước rằng tâm thần phân liệt không giống như “đa nhân cách”, chính thức được gọi là rối loạn nhận dạng phân ly. Tâm thần phân liệt là một cái gì đó hoàn toàn khác, và hiểu được các triệu chứng thực tế có thể giúp bạn biết cách hỗ trợ tốt nhất.

   Các triệu chứng của bệnh

Các triệu chứng thực tế của bệnh tâm thần phân liệt có thể khác nhau rất nhiều. Dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán, hai cá nhân đều có thể được chẩn đoán tâm thần phân liệt mà không có một triệu chứng chung nào. Các triệu chứng thường được phân loại là "tích cực", có nghĩa là một biểu hiện, khả năng nào đó bên trong bệnh nhân tâm thần phân liệt mà không có ở những người không mắc bệnh; và "tiêu cực", trong đó cái bên trong người bênh bị thiếu như khả năng nhận thưc.

1. Triệu chứng tích cực

- Ảo giác: Thường liên quan đến việc nhìn hoặc nghe thấy những thứ không tồn tại, mặc dù ảo giác có thể ở bất kỳ của các giác quan. Tiếng nói là ảo giác thường gặp nhất trong số những người bị tâm thần phân liệt. Ảo giác thính giác là phổ biến nhất, như nghe thấy giọng nói không thực sự có mặt.

- Rối loạn tư duy: Khó nói hay đang nói chủ đề này chuyển sang chủ đề khác mà không có sự liên kết logic. Lời nói rời rạc, lung tung, khó hiểu.

- Hành vi vô tổ chức: Điều này có thể hiển thị trong một số cách, từ trẻ thơ dại kích động khó lường.

- Ảo tưởng: trong đó người bệnh bị thuyết phục bởi những niềm tin sai lầm về thế giới, bản thân hoặc người khác. Ví dụ, họ có thể tin rằng thần Thor đang nói chuyện riêng với họ trong quán caffee nào đó ở Việt Nam, hoặc rằng người ngoài hành tinh đã đánh cắp tâm trí của họ.

2. Các triệu chứng tiêu cực có thể giống như suy nhược, nhưng thường khó nhận ra hơn:

- Mất quan tâm trong hoạt động hàng ngày: Họ thường không quan tâm tới các vấn đề, sự kiện xuất hiện xung quanh cuộc sống và ngại tham gia các hoạt động hàng ngày.

- Xuất hiện thiếu cảm xúc: Người bệnh mặc cảm với những người xung quanh, không còn hào hứng với những thú vui trước đây. Cảm xúc trái ngược nhau, xa lánh người thân, đôi khi còn có những cảm xúc đột biến như: khóc, cười, lo sợ, giận dữ,…

- Giảm khả năng kế hoạch hoặc thực hiện  hoạt động: Họ cảm thấy khó tập trung trong công việc, học tập. Người lao động chân tay không thể dậy sớm, không đi làm đúng giờ, chậm chạp, hiệu quả công việc, học tập giảm sút.

- Rút khỏi xã hội: Họ sợ giao tiếp với mọi người dẫn tới tình trạng mất đi khả năng giao tiếp xã hội, luôn cảm thấy sợ có ai đó làm hại.

- Mất động lực: Người bệnh không còn cảm thấy hứng thú, không còn động lực để làm việc, học tập hay không muốn tham gia vào bất cứ một hoạt động xã hội nào.

   Bạn cần làm gì để hỗ trợ người thân của bạn

Tâm thần phân liệt có thể là một chẩn đoán tàn khốc, vì đây là một tình trạng mãn tính và thường dẫn đến những thay đổi lớn trong quỹ đạo cuộc sống của người đó. Nhưng điều đó không có nghĩa là một người bị tâm thần phân liệt không thể tận hưởng cuộc sống và các mối quan hệ của họ — kể cả với bạn. Những cách sau đây sẽ giúp bạn hỗ trợ được người thân của mình trong điều trị bênh:
1. Tự nâng cao ý thức của mình về bệnh

Có rất nhiều điều cần biết về bệnh tâm thần phân liệt — không chỉ về chẩn đoán chung mà còn về trải nghiệm cụ thể của người thân của bạn về bệnh này. Tham khảo các nguồn có uy tín trên mạng xã hội hoặc có thể hỏi trực tiếp bác sĩ. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu những thứ như phương pháp điều trị y tế và tâm lý và các tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị bệnh (chẳng hạn như buồn ngủ sâu và tăng cân).

2. Đừng tranh cãi

Việc tranh luận về sự ảo tưởng của một người đang bị tâm thần phân liệt có thể rất hấp dẫn (giống như đang chơi thể thao mạo hiểm vậy). Theo các nhà khoa học, ảo tưởng là một trong những triệu chứng phổ biến của người bênh tâm thần phân liệt và người bệnh niềm tin rất lớn với cái mình đang nghĩ, vì vậy việc cố gắng lý luận với những ảo tưởng của người đó có thể sẽ khiến cả hai bạn thất vọng và có thể sẽ không giúp ích gì cho mối quan hệ của bạn. (Tuy nhiên, điều đáng chú ý là một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp hành vi nhận thức có thể làm giảm suy nghĩ ảo tưởng.)

3. Hãy chú ý nhiều đến các triệu chứng tiêu cực

Nếu người thân của bạn không nói nhiều hoặc dường như không muốn dành thời gian cho bạn, đây có thể là những triệu chứng tiêu cực của tình trạng này. Vì vậy, hãy cố gắng giành thời gian cho người bệnh càng nhiều càng tốt, dùng sự quan tâm, cảm thông của mình để tiến sâu hơn vào thế giới nội tâm của họ. Ngoài ra, hãy mang đến những năng lượng tích cực đến cho người bệnh, sự hiện diện tích cực của bạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quá trình điều trị bệnh.

4. Ngừng trừng phạt người bệnh

Không được trừng phạt người bệnh bằng thái độ xa lánh, không nói chuyện hoặc nói rất ít với người bệnh, không lắng nghe người bệnh nói, không thân thiết với người bệnh, chán ghét hoặc khổ sở vì họ... như vậy sẽ càng làm cho bệnh tật của họ nặng thêm. Bạn cũng cần biết những gì làm cho bệnh nặng thêm và tìm cách tránh những cái đó như: những cảm xúc căng thẳng, lo lắng sợ hãi, buồn chán, phiền muộn ... có thể do lời nói, cử chỉ, hành vi thiếu thận trọng của người xung quanh hoặc do những xung đột trong mối quan hệ gia đình, cộng đồng...

5. Thường xuyên tìm sự trợ giúp từ bên ngoài

Để chăm sóc, cũng như ở bên người bênh tâm thần phân liệt không phải là điều dể dàng. Nhất là những người bênh có xu hướng bạo lực cao. Vì thế, trong quá trình điều trị bệnh cho người thân thì bạn nên tìm đến sự trợ giúp từ những người bạn hoặc những người thân khác của mình

Ngoài ra, thường xuyên tìm đến sự hỗ trợ từ bác sĩ, những người có chuyên môn cao về bênh, để bạn có thể phòng tránh được những rủi ro, những điều đáng tiếc trong quá trình chăm sóc người thân của mình. Điều này cũng một phần giúp người thân của bạn ổn định hơn về tinh thần của mình

Huỳnh Đa

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/lam-the-nao-khi-nguoi-than-cua-ban-bi-tam-than-phan-liet-a2720.html