Đừng nói rằng bạn không liên quan đến sự tái bùng dịch lần này!?

Ngay khi có thông tin về ca nhiễm Covid-19 mới tại thành phố Đà Nẵng, chỉ trong vòng một giờ đồng hồ, hàng loạt bài chỉ trích dân Đà Nẵng được đăng tải trên MXH với tốc độ chóng mặt. Tốc độ bài đăng nhanh đến mức họ không kịp nhận ra trách nhiệm của mình trong "sự kiện" lần này.

Đừng trách người dân Đà Nẵng chủ quan vì trong đại dịch họ đã không di chuyển đến vùng tâm dịch nào cả. Theo lời một chuyên gia y tế, thực tế ngoài các biểu hiện dễ thấy như ho, sốt thông thường thì virus này còn không có các yếu tố dịch tễ. Do đó, khi bệnh nhân đến viện khám, bác sĩ không thể tự nhiên lấy mẫu bệnh phẩm mang đi xét nghiệm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam 99 ngày không ghi nhận lây nhiễm trong cộng đồng. Chỉ khi bệnh nhân có kết quả xét nghiệm đánh giá tình trạng viêm phổi, thì mới được lấy mẫu xét nghiệm nCoV.

Vậy nguyên nhân bùng dịch là do đâu?... Do bạn, do tôi, hay do Đà Nẵng! Nên chăng ai cũng phải có trách nhiệm trong đợt bùng dịch trở lại lần này.

1. Người dân quá chủ quan trong 99 ngày vừa qua

Trước thông tin tình hình dịch bệnh Covid-19 trên cả nước cơ bản được khống chế đồng thời lệnh giãn cách xã hội cũng được nói lõng, tạo tâm thế chủ quan cho người dân. Đặc biệt là bộ phận giới trẻ vẫn vô tư tụ tập mà không hề có bất kỳ biện pháp nào để phòng, chống dịch. Đây chính là cơ hội để virus có cơ hội tiến triển, diễn biến phức tạp ở nhiều khu vực 

Sau những ngày nới lỏng giãn xã hội, một số người đã bắt đầu chủ quan, không đeo khẩu trang, đặc biệt là bộ phận giới trẻ vẫn vô tư tụ tập mà không hề có bất kỳ biện pháp nào để phòng, chống dịch. Trong mấy ngày nghỉ lễ, bất chấp khuyến cáo của ngành y tế và các cơ quan chức năng, vẫn còn nhiều người dân do tâm lý chủ quan đã cởi bỏ khẩu trang khi đi đường.

Dù là Bắc hay Nam thì cũng chẳng quá khó để bắt gặp những hình ảnh vô tư chè chén, chủ quan trước tình hình dịch diễn biến phức tạp như ngày nay. 

2. Sở thích mát mẻ những ngày hè

Hàng loạt khuyến cáo từ bộ y tế được đưa ra rằng người dân có thể tận dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm sức mạnh của virus như tránh ở trong các phòng kín có nhiệt độ quá lạnh, hạn chế bật điều hòa có nhiệt độ dưới 25 độ C, nhà cửa nên mở cửa thông thoáng. Tuy nhiên, đây là hành động khó mà khả thi trong dịp nắng nóng này. Về cơ bản, người trẻ Việt lại chẳng thích mấy gió trời bằng gió máy lạnh. 

3. Bấm nút thang máy bằng cùi chỏ thật phiền phức

Chẳng ai có thể suốt ngày mặc đồ bảo hộ ra đường, vì thế nhiều công ty, nhà máy, chung cư đã dán các khuyến cáo, cách thức khác nhau  khi sử dụng thang máy để không phải trực tiếp bấm nút.Những bí quyết này được chia sẻ rộng rãi trên khắp các diễn đàn mạng xã hội và thu hút được sự chú ý của rất nhiều người. Tuy nhiên, việc này khó mà khả thi vì việc dùng tay vốn dĩ đã trở thành thói quen. Lý do khác họ cho rằng, bộ phận nào thì cũng lây nhiêm cả thôi. Ít ai nhận thức được rằng việc sự dụng bộ phận khác ngoài tay có thể hạn chế nguy cơ tiếp xúc với mũi, mắt và miệng. 

4. Câu chuyện 250 ngàn

Trong khi cả đất nước đang phải gồng mình chống dịch, các cụ già, em bé còn biết giành từng mớ rau, cân gạo, quả trứng; từng đồng tiền ít ỏi nhờ tiết kiệm chi tiêu, nuôi heo đất để tặng đồng bào mình ở các điểm cách ly vì dịnh bệnh. Các nhà hảo tâm, các đại gia ủng hộ tiền tỷ cùng hàng ngàn vật dụng y tế, chung tay cùng nhà nước thì lại xuất hiện một bộ phận người dân cõng rắn cắn gà nhà với giá 250 ngàn.

Câu chuyện 250 ngàn đơn giản đã cho chúng ta cái nhìn chân thật hơn về mức độ hiểu biết của một số người trong nhiệm vụ chống dịch của toàn dân. Nhiều người lan truyền thông tin sai sự thật rằng Việt Nam sở hữu phương thuốc đặc trị Covid-19 nên mới khống chế dịch thành công. Phải chăng đó là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự việc đưa người nhập cảnh trái phép vào Việt Nam?

Vậy câu chuyện "tâm dịch" Đà Nẵng hôm nay ai là người có lỗi!?

NA

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/dung-noi-rang-ban-khong-lien-quan-den-su-tai-bung-dich-lan-nay-a2093.html