10 bài học về tiền bạc và cuộc sống không ai nói đến mà cũng chẳng có trường lớp nào đào tạo

Học cách để chấp nhận việc thua cuộc một cách nhẹ nhàng, không tổn thương, và đúc kết được nhiều bài học từ chính nó, quan trọng hơn nhiều so với việc đảm bảo mọi việc phải thành công.

Trường học dạy cho bạn nhiều điều cơ bản mà bạn sẽ cần nắm bắt cơ bản để thành công thực sự trong cuộc sống của bạn, bao gồm toán học, tiếng Anh, khoa học, kỷ luật và giao tiếp xã hội. Nhưng không phải tất cả mọi thứ mà lớn đáng biết đều được đánh dấu trên bảng đen. Ít nhất là chưa.

Dưới đây là một cái nhìn về những bài học quan trọng không bao giờ được dạy trong trường học. Ngay cả khi những điều này không bao giờ được dạy, chúng ta càng sớm tìm hiểu về nó, thì càng tốt.

1. Không chấp nhận lỗi sai 

Sai nhưng không nhận mình sai là thói quen người dốt có, người thông minh thì không. Người thông minh đôi khi cũng tức giận, nhưng người ngu dốt thì luôn hung hăng, tức giận. Dĩ nhiên, chẳng ai thích mắc sai lầm. Về tâm lý, không ai thích thừa nhận mình là kẻ làm sai, bởi lẽ đó là một trong những trải nghiệm khó chịu nhất về mặt cảm xúc. Điều đáng nói ở đây là cách bạn đối mặt với những sai lầm như thế nào. 

Khi bạn nhận ra rằng chính bạn là nguồn cơn của một vấn đề nào đó, hãy chứng tỏ sự trưởng thành và tinh thần trách nhiệm bằng cách nhận lỗi, chấp nhận hậu quả và tham gia tìm giải pháp cho vấn đề đó. Xác định xem mình đã sai ở đâu và chuẩn bị cho những hệ lụy có thể xảy đến. Mạnh dạn nói chuyện với những người có liên quan, giải thích lí do và xin lỗi họ. Sau đó, bạn hãy sẵn sàng cho mọi tình huống dù là xấu nhất và cổ vũ bản thân rằng mọi chuyện sẽ được giải quyết tốt cả thôi.

2. Cái tôi lớn hơn căn phòng bạn đang ở

Cái tôi được xem là chìa khóa lớn của sự thành công đều có lý do riêng của nó. Cái tôi quyết định  ý thức về tầm quan trọng của bản thân. Cái tôi của bạn càng lớn, lòng tự trọng của bạn càng lớn. Chính cái tôi của chúng ta tạo ra sự tự tin, động lực cho sự thành công và sự lạc quan. Tất cả các nhà vô địch có một cái tôi lớn. Nếu không có một cái tôi lớn, họ sẽ không bao giờ đạt được kết quả tối đa của mình và trở thành nhà vô địch. Mohammed Ali - 1 cựu vận động viên quyền Anh người Mỹ đã từng tuyên bố rằng: "Tôi là người vĩ đại nhất". Thứ duy nhất giúp anh ấy xây dựng di sản của mình chính là sự tự cao tối đa. Tài năng của bạn không có niềm tin sẽ không giúp bạn đạt được sự vĩ đại mà bạn đã được định sẵn. Bạn phải sở hữu sự tự tin không thể nghi ngờ thì mới có thể thành công. 

Tuy nhiên, cái giá phải trả cho tính tự cao cũng không hề nhỏ. Tính tự cao khiến một người hạ phẩm giá người khác, để mình có vẻ luôn luôn hơn người. Người có thái độ như thế ít khi nói tốt về người khác. Họ thường có điều tiêu cực kèm theo lời họ như: "Anh ấy thì tốt đấy, nhưng lại thường hay gặp lỗi sai abc, xyz..."

Sách Thoughts of Gold in Words of Silver (Ý tưởng vàng son chứa đựng trong lời bằng bạc) diễn tả tính tự cao là “một tật xấu luôn gây hại. Nó hủy hoại danh tiếng của một người, không để lại một chút gì đáng khâm phục”. Có lạ gì không khi ở gần người tự cao, chẳng ai cảm thấy thoải mái? Thật vậy, thường thường giá phải trả cho tính tự cao là hiếm có bạn hữu chân thật. Sách này nói tiếp: “Trái lại, người ta yêu kẻ khiêm nhường​—⁠không phải kẻ tự hào vì mình khiêm nhường, mà là kẻ thật sự khiêm nhường”. Kinh Thánh nói một cách thích đáng: “Sự kiêu-ngạo của người sẽ làm hạ người xuống; nhưng ai có lòng khiêm-nhượng sẽ được tôn-vinh”.​

3. Chủ quan trước những thành công đạt được

Càng tự hào về thành công trong quá khứ, bạn lại càng khó thành công hơn trong tương lai. Thành công trong quá khứ càng lớn càng khiến bạn e dè bắt đầu lại từ đầu. Nghĩ về chiến thắng và tự hào về nó bao giờ cũng dễ dàng hơn việc bắt đầu lại một cuộc hành trình mới và bảo vệ danh hiệu. Mọi người đều từng chiến thắng, vinh quang, điều quan trọng hơn là bạn làm gì để giữ vững thành tích đó. Hãy nhớ rằng nỗ lực, chăm chỉ, hy sinh, đau đớn, hình phạt và cả thất bại mới tạo nên chiến thắng.

Thậm chí, rất nhiều người trong chúng ta có thói quen tự lừa dối về khả năng của bản thân. Chúng ta thường ngủ quên trong hào quang của quá khứ. Bạn có quyền tự hào về những nỗ lực bạn đã bỏ ra để thành công, nhưng sẽ không có nghĩa lí gì nếu bạn không thể tiếp tục thành công. Đã đến lúc tạm quên đi những thành tựu của quá khứ và bắt tay vào việc tạo dựng hiện tại và tương lai của bạn. Vinh quang không bao giờ dễ dàng.

Nếu "ngày xưa" là hôm nay, có lẽ không ai thất bại.

4. Điều phức tạp nhất cũng là điều đơn giản nhất

Cuộc sống luôn tồn tại những nghịch lý thế này. Phần lớn những câu hỏi phức tạp đều có câu trả lời đơn giản. Với mọi vấn đề phức tạp, luôn luôn có giải pháp đơn giản nhất. Người ta thường nói điều đơn giản theo cách phức tạp. Nhưng bạn hoàn toàn có thể nói điều phức tạp theo cách đơn giản. Để hạnh phúc rất đơn giản, nhưng để đơn giản rất khó khăn phức tạp. Chuyện đơn giản, nghĩ sâu ra thì sẽ thành phức tạp. Chuyện phức tạp, nhìn thoáng đi thì sẽ giản đơn.

Đơn giản có thể khó khăn hơn là phức tạp: Bạn phải nỗ lực thật nhiều trong việc giữ suy nghĩ gọn gàng để đạt được tới sự đơn giản. Nhưng cuối cùng nỗ lực đó đáng giá, bởi một khi bạn tới được đó, bạn có thể di chuyển được cả núi non.

5. Kỹ năng không phải thứ quan trọng duy nhất

Kỹ năng là yêu cầu phổ biến trong hầu hết các ngành nghề. Tuy nhiên, nó không phải là yêu cầu quan trọng, nhất định bạn phải có. Thực tế cho thấy, có những người dù có tài và học thức cao nhưng vẫn không thành công. Ngược lại, có những người tuy rất bình thường nhưng thái độ làm việc tốt thành công luôn mỉm cười với họ.

Bạn là người có tài. Bạn luôn hoàn thành tốt các nhiệm vụ một cách xuất sắc. Bạn là người vượt trội hơn hẳn so với các đồng nghiệp khác trong công ty. Và chỉ vì điều này bạn có quyền “lên mặt” với tất cả mọi người rằng ta đây tài giỏi và coi thường những người xung quanh thì quả thật bạn đang đi sai đường.

Thái độ làm việc phản ánh một phần về đạo đức nghề nghiệp của bạn. Qua thái độ trong công việc người ta sẽ đánh giá được nền tảng giáo dục, kiến thức tư duy của mỗi con người. Trình độ chuyên môn có thể dễ dàng nhận ra trong quá trình làm việc, nhưng nền tảng văn hóa cốt lõi thì rất khó thấy. Vì vậy chúng ta có tài giỏi đến mấy mà không có nền tảng văn hóa thì có tài năng cỡ nào cũng khó mà tiến xa được. Qua đây các bạn đã hiểu được thái độ quan trọng như thế nào đôi với sự thành công của bạn.

Chuyện thành – bại, được- mất phụ thuộc rất lớn vào thái độ sống của mỗi chúng ta.

 

 

 

 

NA

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/10-bai-hoc-ve-tien-bac-va-cuoc-song-khong-ai-noi-den-ma-cung-chang-co-truong-lop-nao-dao-tao-a2061.html