Hãy để bản thân được buồn là cách tốt nhất để vượt qua nỗi buồn

Bất cứ ai cũng đều có những nối niềm, buồn bực của riêng mình. Những nỗi buồn đó dường như đã trở thành một phần trong cuộc sống mỗi người. Đối diện ở đây không có nghĩa là ta cố gắng làm nó biến mất. Vậy làm cách nào để chúng ta có thể dũng cảm đối diện với những nỗi buồn đấy đây?

Né tránh, phủ nhận thường là những hành động phổ biến khi đối mặt với nỗi buồn hay bằng cách nào đó chúng ta lại đi trách móc, phán xét bản thân vì đã để mình rơi vào tình trạng như vậy. Giấu diếm cảm xúc không phải là cách giải quyết tốt nhất mà thay vào đó, hãy trực tiếp đối diện với nỗi buồn bạn đang phải trải qua và tìm một chiến lược tâm lý lành mạnh để nâng đỡ bản thân và tìm một nguồn động lực để vượt qua nỗi buồn. Với 3 cách sau đây, chắc hẳn sẽ giúp bạn đẩy nỗi buồn đi xa thành công.

Đối mặt với cảm xúc của bạn

1. Phải hiểu được bản thân đang thực sự trải qua điều gì

Đừng quá ép bản thân phải ôm chặt nỗi buồn vào lòng để thể hiện rằng mình không sao. Việc bạn kìm nén, dấu đi cảm xúc thật của mình sẽ khiến bản thân tổn thương nhiều hơn và giữ chân bạn tại hiện tại. Chia sẻ cảm xúc với người khác không gì là xấu xa. Vì thế, hãy để thâm tâm được nói ra cảm xúc thật khi ai đó hỏi bạn đang cảm thấy thế nào, cứ thành thật mà trả lời “Tôi buồn”. Có như thế bạn mới thực sự cảm thấy nhẹ nhõm, thoải mái. Đó cũng chính là bước đầu tiên để quá trình phục hồi và tìm kiếm sự giúp đỡ được diễn ra.

Tuy nhiên, sẽ có những người thực sự tài năng trong việc giấu cảm xúc bên trong và không quen nói ra với người khác. Những khi ấy, họ sẽ tự thổ lộ với bản thân. Đứng trước gương và thốt lên rằng “Tôi buồn quá”. Hoặc có thể đưa những nỗi buồn đó giấu kín vào một cuốn nhật kí cũng là một cách giải thoát cho những cảm xúc đọng sâu trong lòng.

2. Hãy cho phép bản thân được buồn

Bạn không cần nhất thiết phải biến bản thân thành một người khác để không ai có thể nhìn thấy thực chất mình như thế nào. Nỗi buồn là một trạng thái cảm xúc cơ bản của con người mà ai cũng phải trải qua. Vì vậy, đừng tự dằn vặt, trách móc bản thân mỗi khi buồn bã, đó đơn giản chỉ là một cảm xúc thoáng qua, hãy để mình cảm thấy được hiện hữu với cảm xúc của chính mình hiện tại.

Thay vì cứ mãi dằn vặt, đánh giá, chỉ trách bản thân, tại sao không để bản thân khóc thật lớn để nỗi buồn tự khắc sẽ được thoát ra ngoài, hay cũng có thể nằm lên giường ôm gối ôm, thú cưng … miễn sao cảm xúc được bộc lộ ra bên ngoài.

Để bạn không ôm mãi nỗi buồn trong lòng, hãy đề ra cho bản thân một giới hạn. Rằng “Hmm, mình hãy chỉ được buồn trong 1 ngày thôi nhé, rồi ngày mai sẽ là một ngày mới” (Hoặc có thể hơn nhưng đừng quá nhiều nhé). Rồi sau đó, thực hiện những hoạt động để cải thiện tâm trạng như đi bộ vài vòng, nghe nhạc chill, đi chơi với bạn bè hay tập trung cật lực làm việc.

3. Hãy nhớ đến những lúc bạn vượt qua nỗi buồn trong quá khứ

Điều quan trọng bạn nên nhớ rằng không chỉ riêng nối buồn, mà mọi cảm xúc khác đều ngắn hạn. Nhớ những lần mình bị lâm vào tình trạng như vậy và mình đã xử lý làm sao là cách tốt nhất để vượt qua nỗi buồn đó.

Cảm xúc vụt đến lại tích tắc vụt đi, mình không thể cứ mãi ứ động nỗi buồn trong một chuyện được, nên từng đứng lên thoát ra khỏi nỗi buồn đó như thế nào thì khi hồi tưởng tại hiện tại sẽ giúp bạn tìm ra cách giải quyết nỗi buồn đó. Hoặc đơn giản là nhấc máy gọi cho cô/cậu bạn thân để bạn được nói ra nỗi buồn của mình.

4. Một cuốn nhật ký cảm xúc giúp tìm ra nguyên nhân và hướng thay đổi

Việc bạn bộc lộ nỗi buồn của mình qua những dòng chữ cũng là cách hiệu quả để xác định xem đâu là nguyên nhân cho nỗi buồn “vãng lai” như vậy.

Nỗi buồn xảy đến sẽ phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân mang yếu tố khách quan hay chủ quan. Nên nếu chỉ là sự buồn vô cớ thì không đáng nói, nhưng nếu nỗi buồn của bạn phụ thuộc vào tình huống cụ thể, hãy ghi lại hoàn cảnh, tình huống khiến bạn buồn làm tiêu đề. Điều này có thể giúp bạn đưa ra những giải pháp thay đổi tình hình.

Vực dậy tinh thần

1. Thể dục thể thao mỗi ngày

Những lúc buồn, chiếc giường thường là chỗ nương tựa dễ chịu nhất để bạn nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu để bản thân được vận động một chút, chắc chắn tinh thần sẽ mau chóng được thoải mái hơn đó.

Đơn giản thôi, không nhất thiết phải chạy mấy chục vòng, chỉ cần loanh quanh trong khu nhà, chơi đùa với thú cưng hay rủ bạn bè tới dẩy.

2. Cười

Những người có khiếu hài hước thường can trường hơn trong các tình huống khó khăn. Vì thế, hãy cố gắng để thoải mái và cười nhiều hơn. Cách thông dụng bạn có thể làm là đi chơi với bạn bè (nhất là những người bạn hài hước) hoặc đến rạp chiếu phim xem một bộ phim hài.

3. Chiều chuộng bản thân

Một cách tốt để vượt qua nỗi buồn là dành thời gian cho những sở thích hoặc đam mê. Đây là những cách thức giúp mang lại niềm vui cho bản thân, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhiều người sẽ dành thời gian đọc sách, số khác có thể đi du lịch, nấu ăn hoặc đơn giản là ngồi xem phim cũng đủ hết buồn.

4. Hạn chế tìm đến những giải pháp không lành mạnh

Rượu, chất kích thích, thức ăn nhanh hay shopping vô tội vạ có thể giúp bạn cảm thấy khá hơn khi buồn. Tuy nhiên, đây chỉ là các giải pháp tạm thời. Nó thậm chí còn khiến bạn có nguy cơ nghiện ngập hay thay đổi các hành vi trong cuộc sống. Chính vì vậy, hãy tránh xa những cám dỗ như vậy nếu bạn thấy buồn hoặc cố gắng sử dụng trong một định lượng hạn chế. 

Thay vì tìm những biện pháp không lành mạnh như vậy, hãy dành thời gian cho các hoạt động có ích hơn cả về thể chất và tinh thần. 

Tìm sự giúp đỡ

1. Gần gũi nhiều hơn với những người thân thiết

Hãy thử tìm đến những người thân, biết đâu họ sẽ cho bạn sức mạnh và động viên khi bạn buồn. Có ai đó bên cạnh là cách tốt nhưng bạn cũng cần có yêu cầu cụ thể về việc họ nên giúp bạn như thế nào. Ví dụ, bạn muốn được ôm ấp hay đơn giản chỉ là trò chuyện. Đừng tự cô lập bản thân vì điều đó chỉ khiến mọi thứ tệ hại hơn.

2. Tìm sự giúp đỡ từ bạn bè trong công việc

Thường khi buồn, bạn dường như sẽ lạc mất tâm trí làm việc và rất khó để duy trì các hoạt động thường ngày. Hãy tìm tới ai đó có thể giúp bạn với công việc hay các thói quen thường ngày. Bạn có thể nhờ bạn cùng phòng đánh thức vào buổi sáng, đảm bảo rằng bạn ăn sáng đầy đủ và đi ra khỏi nhà đúng giờ. Hoặc bạn có thể hỏi đồng nghiệp luôn giám sát bạn xem đã hoàn thành công việc chưa. 

Hãy ghi ra những công việc cần làm lên mục “check-list” để dễ dàng kiểm soát được công việc cần hoàn thiện và đánh dấu khi hoàn thành. Nhờ đó, bạn sẽ có thêm động lực.

3. Tìm gặp tư vấn viên hay bác sĩ tâm lý

Nếu nỗi buồn của bạn gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống, bạn nên gặp một tư vấn viên có chuyên môn. Bạn có thể sẽ cảm thấy tốt hơn khi nói chuyện với người có chuyên môn. Trong khi các nỗi buồn thông thường mang tính chất ngắn hạn và xoay quanh những yếu tố tác động bên ngoài, những vấn đề tâm lý sâu xa hơn (mà thường bị nhầm là nỗi buồn) như trầm cảm thường mang tính lâu dài, dai dẳng. Với những trường hợp như vậy, bạn nên gặp các chuyên gia tâm lý sẽ tốt hơn.

3 cách trên không thể giúp bạn hết buồn ngay lập tức nhưng chắc chắn sẽ giúp bản thân mỗi người cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhất những lúc buồn.

 

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/hay-de-ban-than-duoc-buon-la-cach-tot-nhat-de-vuot-qua-noi-buon-a2040.html