Nếu chúng ta hiểu thêm một chút về cách cảm xúc của chúng ta hoạt động, đồng nghĩa với việc chúng ta đang ở một vị trí tốt hơn nhiều để sử dụng thông tin vào thực tế. Học cách kiểm soát cảm xúc của bạn có thể là một trong những kỹ năng tốt nhất bạn sẽ phát triển trong cuộc sống. Cảm xúc của bạn dẫn đến những hành động bạn thực hiện và do đó, hãy tạo tự tạo ra cuộc sống của chính mình, một cách tốt nhất.
1. Đặt trách nhiệm của bản thân lên hàng đầu
Trong một môi trường làm việc chung, khi gặp rắc rối, chúng ta có xu hướng đổ lỗi cho những người xung quanh như: "Tai cô/anh ta,...". Tuy nhiên, việc đổ lỗi như vậy không giúp chúng ta giải quyết được vấn đề nhanh hơn. Hãy nhớ rằng mình cũng có một phần trách nhiệm trong đó, để rồi tìm cách khắc phục cùng nhau.
2. Luôn suy nghĩ tích cực
Hãy luôn lạc quan trong mọi tình huống, vì khi bạn để cảm xúc tiêu cực lấn át, tất cả mọi công việc sẽ bị kéo xuống theo, tạo nên cảm giác căng thẳng, chán nản hơn nữa. Vậy nên, cách tốt nhất là đối mặt với thực tại, đặt những câu hỏi cho chính mình như: "Mình làm chưa tốt chỗ nào? Việc này cũng không có gì to tát nhỉ? Mình có thể làm tốt hơn phải không?...". Khi những suy nghĩ tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy cuộc sống tươi đẹp hơn rất nhiều.
3. Tránh việc tranh cãi, gây gỗ
Con người không ai hoàn hảo cả, chính vì vậy, việc mắc lỗi đôi khi là chuyện hiển nhiên. Cho dù bạn có tức giận, la mắng, tranh cãi với đồng nghiệp thế nào đi chăng nữa thì tình hình cũng sẽ không khả quan hơn. Vậy nên, hãy cùng nhau gác việc đó sang một bên, tập trung giải quyết vấn đề để khắc phục hậu quả trước mắt.
4. Không để thù hận làm lu mở lý trí
Việc mang trong đầu những thù hằn là điều khó khăn nhất đối với tâm tư con người. Nó làm tiêu hao năng lương và làm vẩn đục suy nghĩ của bạn. Cách tốt nhất đó chính là học cách tha thứ, bỏ qua những lỗi lầm xưa và nghĩa về một tương lai tươi sáng hơn.
5. Nếu đang bực, không gửi email
Email là một phương thức gửi thư điện tử được dùng rộng rãi trong công việc. Vì tinh chất quan trọng, nên đừng dại viết email khi đang bực dọc, rất có thể khi bạn gửi nhầm cho một người sếp cấp cao, sự nghiệp của bạn sẽ đi đời đấy.
6. Viết ra những thứ đẹp đẽ trong đầu
Thay vì nổi giận với người nào đó, hãy dành thời gian suy nghĩ về những điều tốt đẹp mà họ đã làm cho mình. Sau đó, viết xuống một tờ giấy, ngồi bình tâm lại, mọi chuyện sẽ trở nên tốt hơn khi bạn tìm ra cách đối xử công bằng cho bản thân và người đó.
7. Đối mặt với khó khăn, thử thách
Nếu đã biết rõ rằng phía trước mình sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn và thử thách, thay vì trốn trách thì hãy tìm cách đối mặt với nó. Hãy tập cách biện luận, phản biện để khi vào tình huống thật sự bạn có thể kiếm chế cảm xúc của mình.
8. Bình tĩnh trong mọi tình huống
Người ta hay nói: "Giận quá mất khôn" là vậy đó. Đôi khi chỉ vì nóng giận, bạn vô tình nói ra những lời lẽ khiến người khác bị tổn thương sâu sắc. Vết thương ngoài da thì có thể lành nhanh, nhưng vết thương trong lòng thì có khi cả đời vẫn sẽ theo họ. Vì vậy hãy bình tĩnh trước mọi tình huống để tìm cách giải quyết ổn thỏa nhất.
9. Xem xét lại vấn đề
Khi bạn tức giận, hãy xem lại vấn đề đó là gì? Có đáng để mình phải tiêu hao ngấn đấy năng lượng để "nổi điên" lên không? Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.
10. Học cách chia sẻ cảm xúc
Việc kiềm chế cảm xúc lâu ngày sẽ khiến sức khỏe của bạn bị ảnh hưởng. Vì vậy, hãy chia sẻ câu chuyện khiến bạn bận tâm với gia đình, bạn bè để giải tỏa. Hoặc có thể đi du lịch đâu có một vài ngày để giải khuây, khi thoải mái bạn có thể tiếp tục với cuộc sống xô bồ này.
Nội dung: Gia Bảo, Thiết kế: Thanh Vy
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/10-bi-kip-kiem-che-viec-gian-qua-mat-khon-trong-cuoc-song-chac-han-ai-cung-can-a1956.html