1. Người bị tiểu đường
Nước mía có hàm lượng đường là 70% và nhiều nhà sản xuất đã sản xuất ra đường từ cây mía nhờ lượng đường rất cao. Vì chứa hàm lượng đường cao nên mía chính là khắc tinh với những người mắc bệnh tiểu đường. Nếu uống nước mía nhiều sẽ khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao vượt mức, gây nguy hại đến sức khỏe và khiến bệnh tình thêm trầm trọng hơn.
2. Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ
Phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ cũng nên tránh uống nước mía
Khi mang thai khẩu vị của người phụ nữ cũng trở nên thất thường, thèm ăn vặt và thích ăn đồ ngọt. Phụ nữ mang thai là nhóm người dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cần hạn chế uống nước mía thường xuyên. Nếu nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.
3. Người béo phì
Ảnh minh họa
Theo khảo sát tại thành phố Hồ Chí Minh, những người thừa cân có xu hướng thích ăn đồ ngọt hơn đồ ăn mặn. Khi ăn đồ ăn có vị ngọt sẽ cảm thấy tinh thần hưng phấn, vui vẻ và có nhiều năng lượng hơn vì vậy đồ ngọt được đại đa số mọi người yêu thích.
Tuy nhiên thành phần của nước mía có 70% là hàm lượng đường, còn lại là chất béo và tinh bột. Vì vậy, nước mía cung cấp rất nhiều năng lượng và chất dinh dưỡng, dễ gây tăng cân, béo phì. Do đó nước mía không phù hợp với những người thừa cân. Những ai đang trong thời gian ép cân, ăn kiêng cũng nên hạn chế loại nước này.
4. Người mắc bệnh về đường tiêu hóa
Ảnh minh họa
Nước mía có tính lạnh và hàm lượng đường rất cao nên đối với người có hệ tiêu hóa yếu, dễ bị đầy bụng, khó tiêu, thậm chí nôn mửa thì không nên sử dụng nước mía thường xuyên. Ngoài ra, hàm lượng đường cao của nước mía có thể dẫn đến béo phì vì dư thừa năng lượng. Các bạn chỉ nên thỉnh thoảng uống và chỉ uống một lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe.
Gabriel Nguyễn
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nuoc-mia-thuc-uong-dai-ky-doi-voi-4-loai-nguoi-sau-a1913.html