Bạn ở đâu trong thước đo "Vô thần" và "Hữu thần"

Có bao giờ bạn đặt nhân cách của mình trên bàn cân của một công giáo hay một vị thánh nào chưa? Để đánh giá một con người, chúng ta hay đặt nhau vào thước đo của lòng vị tha.

Với tư cách là một người trẻ được sinh ra và lớn lên trong thời kì hiện đại được tiếp cận nền văn minh giáo dục hiện đại. Chúng ta cùng thực hành các hoạt động tín ngưỡng như thờ cúng ông bà, tổ tiên nhưng đó không hoàn là cách để đánh giá nhân cách một con người. "Vị tha" và "Vị kỉ" là hai khái niệm đáng quan tâm ở một con người.

Vị tha – chìa khóa cho cuộc sống mới

Khi bạn giận dữ trong lòng giống như việc bạn tự uống thuốc đầu độc chính mình và cầu mong cho người khác chết". Thật khó để có thể bắt đầu mối quan hệ tốt đẹp, lành mạnh nếu như bạn chưa thật sự giải phóng toàn bộ nguồn năng lượng tiêu cực này ra khỏi cơ thể.

Vậy làm thế nào để giải phóng nguồn năng lượng ấy? Hãy cởi mở và tha thứ những sai lầm của mọi người xung quanh vì họ chẳng biết điều đó. Để loại bỏ giận dữ, bước đầu tiên luôn là tha thứ cho người khác, thậm chí là những sai lầm tệ hại. Tất cả chúng ta hãy nhớ lại những việc chúng ta đã làm tổn thương người khác và nhận được sự tha thứ thế nào.

Tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho chính mình. Buông bỏ mọi thù oán, không để ý những khổ tâm mình phải gánh chịu sẽ khiến bản thân mình nhẹ lòng hơn. Đó không phải là dung túng cho mọi thói hư, tật xấu, hãy biết giới hạn nó. Vị tha là để bước tiếp hành trình cân bằng các mối quan hệ xã hội. Đó cũng là lúc bản thân bình tâm nhìn lại chính mình, điều chỉnh hành vi cho phù hợp. Làm những điều tốt đẹp bất cứ khi nào có thể.

Lòng vị tha không phải điều gì quá xa vời, chỉ cần một chút để tâm đến những người xung quanh, thậm chí nhận một ít thiệt thòi về bản thân. Vị tha còn được thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu cầu, toan tính. Họ sẽ luôn nhận lãnh được sự tôn trọng, yêu thương từ mọi người và chính bản thân cũng cảm thấy sự thanh thản trong tâm hồn.

Vị tha là đức tính không phải tự nhiên mà có, cần phải có quá trình hình thành và phát triển. Cuộc sống vốn dĩ là những sai lầm, hãy tha thứ lỗi lầm của người khác và làm cuộc sống mình tốt đẹp hơn.

Vị kỉ - nâng tầm giới hạn cuộc sống

Người ta cho rằng khi thói vị kỉ trở thành lối sống của con người thì tình yêu thương và chia sẻ chỉ còn là những giá trị lạc lõng. Vị kỉ là lối sống thực dụng, đặt quyền lợi của mình lên trên hết. Kim chỉ nan cuộc sống của họ là "Đèn nhà ai nấy sáng", thậm chí là "Sống chết mặc bay".

Nơi mà vị kỉ trở thành lối sống thường ngày thì tình yêu không còn đất sống. Người ta cũng yêu đó! Nhưng chỉ là “tỏ ra yêu”, “giả vờ yêu”, hoặc tự lừa bịp và ảo tưởng rằng mình yêu, để được thỏa mãn lòng tham hay những nhu cầu mà họ cố giấu. Những giá trị sống không còn tồn tại nghĩa là họ đã trở nên lạnh lùng và khô cứng.

Có một điều may mắn là “thói ích kỷ” không thuộc về bản chất ban sơ của chúng ta, và “hy sinh” cũng không là bản tính của ta. Chúng chỉ là những phẩm chất khả dĩ mà ta tiếp thu và bộc lộ trong quá trình sống. Bên trong một người ích kỷ – nếu chưa đi đến lãnh cảm – thường khởi lên những “tiếng nói nội tâm” khi anh ta làm điều gì đó trái với bản tính của mình. Và “tiếng nói” ấy rất nhỏ bé, tinh tế, thậm chí là phi ngôn ngữ. Anh ta có thể đối diện với nó hoặc phớt lờ nó. Và dù anh ta có nhận ra hay không thì nó vẫn có đó. Nắm bắt được “tiếng nói nội tâm” là dần bắt đầu sống thuận với bản chất của mình. Sống thuận với bản chất của mình thì những phẩm chất đẹp đẽ trong ta cũng tự nhiên hiển lộ.

Một đứa trẻ thì sống một cách tự nhiên, không bị chia chẻ thành nửa này, nửa kia. Nó sống vì bản thân một cách toàn bộ. Đứa trẻ không biết hy sinh là gì, nó cho vì nó muốn thế, nó cho mà không hề bận tâm. Nó làm mọi thứ từ niềm vui của chính nó, hạnh phúc của chính nó; nó không làm thế vì người khác nên không cảm thấy mất mát chút nào. Đó là sự cống hiến cao cả nhất, vượt trên cả hy sinh… Không những thế đứa trẻ còn vượt lên khỏi tính ích kỷ nữa. Người ích kỷ là kẻ nông cạn, hắn chỉ biết đến vật chất, quyền lợi và hư vinh. Những thứ đó chính là mục tiêu của đời hắn. Đứa trẻ biết nhiều thứ quý giá hơn, như là tình yêu, như là sẻ chia… Đứa trẻ không chỉ sống vì quyền lợi, nó sống vì cuộc sống (và quyền lợi là một phần trong đó). Nếu gọi là ích kỉ thì đó là một sự ích kỉ toàn bộ, sự ích kỉ ở tầm cỡ hoàn toàn khác.

Thói vị kỉ giới hạn bản thân khỏi các mối quan hệ xã hội, đẩy lùi tư duy về vạch đích. 

NA

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/ban-o-dau-trong-thuoc-do-vo-than-va-huu-than-a1710.html