Những đứa trẻ ưu tú cần một gia đình như thế nào?

Trẻ em là một tờ giấy trắng. chúng sẽ là một tác phẩm kiệt tác hay không phụ thuộc hoàn toàn vào điểm xuất phát ban đầu là gia đình.

1. Gia đình có nhân cách tốt từ cha mẹ

Herbert Spencer – 1 triết gia nổi tiếng người anh đã từng nói: "Chúng ta không thể tích lũy được quá nhiều tài sản và danh tiếng trong suốt cuộc đời, nhưng mỗi bậc cha mẹ đều tích lũy được một vài kinh nghiệm và phẩm hạnh suốt cuộc đời. Hãy đem những điều này truyền lại cho con cái, chúng sẽ dùng tới nó để làm cho cuộc sống mới đi và tươi sáng hơn."

Quy luật bất thành văn của mọi mối quan hệ trên thế gian này là dù bắt đầu là thứ gì đi chăng nữa thì cũng sẽ kết thúc bằng nhân phẩm. Chính sự đa dạng nhân phẩm trong một gia đình tạo nên những cuộc đời khác nhau cho những đứa trẻ.

Có một câu chuyện điển hình như sau:

Một cậu bé 2 tuổi chạy chơi bất cẩn đụng phải chiếc bàn và đã òa khóc vì quá đau. Thế nhưng mẹ cậu lại đến cạnh chiếc bàn và hỏi:

"Cái bàn à, bạn có sao không? Là ai đụng bạn thế?"

Thấy mẹ hỏi thế, cậu bé trả lời:

"Là con đụng chiếc bàn đó mẹ"

"Vậy con hay xin lỗi chiếc bàn đi nào"

Cậu bé ngoan ngoãn nghe lời mẹ:

"Xin lỗi"

Dù con có đau cỡ nào đi chăng nữa nhưng khi con đụng bàn thì con là người có lỗi, con đau thì bàn cũng đau. Sau này cũng thế, nếu con đụng phải ai thì con cũng phải xin lỗi vì làm họ đau.

2. Gia đình có cha mẹ hạnh phúc

Cha mẹ cần thật sự quan tâm về cân bằng các mối quan hệ trong gia đình với nhau. Khi một đứa trẻ ra đời, chúng bỗng trở thành trung tâm và vợ chồng dần đánh mất vị trí trong lòng đối phương. Và hãy luôn thể hiện tình cảm dành cho đối phương để con trẻ có thể cảm nhận được và bày tỏ tâm tư ngược lại với cha mẹ.

Dù là trẻ con nhưng chúng vẫn có mưu cầu hạnh phúc của riêng mình. Chúng mong muốn có một gia đình tràn ngập tình yêu mà cha mẹ dành cho nhau. Bởi lẽ, nếu con cái bị mắc kẹt vào các cuộc cãi vã của cha mẹ thì chúng sẽ lớn lên trong sự lạnh nhạt và mất niềm tin vào tình yêu thương không những trong gia đình mà còn ngoài xã hội.

Cách giáo dục tốt nhất để con trẻ phát triển lành mạnh là một gia đình hòa hợp, quan tâm và chăm sóc lẫn nhau.

Vì vậy, để yêu thương con cái hãy bắt đầu yêu thương vợ hoặc chồng của mình trước.

3. Gia đình đặt sự tôn trọng lên hàng đầu

Tiền đề của mọi mối quan hệ trong xã hội là tôn trọng lẫn nhau và gia đình cũng không ngoại lệ. Việc cha mẹ nên làm là lắng nghe con cái và cho chúng quyết định, cũng như chịu trách nhiệm về việc chúng làm. Thông qua đó, con cái có thể nhận ra rằng mọi ý kiến, ý tưởng và hành động của con không hoàn toàn là quyết sách.

Hơn thế nữa, cha mẹ cũng cần cho chúng biết rằng con cũng phải trao sự tôn trọng đó cho mọi người. Từ đó, tạo dựng được sự tự tôn trong một đứa trẻ và tôn trọng người xung quanh.

4. Gia đình yêu học hỏi

Trẻ em có xu hướng bắt chước cha mẹ của mình. Khi cha mẹ luôn nhiệt huyết tiếp thu kiến thức, tìm kiếm cái mới, con cái sẽ trở nên tài giỏi, ham học hỏi, khám phá thế giới.

Không có ai sinh ra đã là thiên tài, mọi thứ đều phải trải qua thời gian rèn giũa, xây dựng kiến thức và bản thân.

Cha mẹ là những người thầy cô ban đầu tốt nhất, gia đình là ngôi trường do cha mẹ tạo ra để giáo dục con. Vì thế, hãy tạm rời mắt khỏi chiếc điện thoại, màn hình TV để đọc thêm một tờ báo hay cuốn sách để có thể có thêm kiến thức trao lại cho con.

Hãy cho chúng biết rằng học tập là con đường dễ dàng và hiệu quả nhất để thành công.

5. Gia đình biết cách kiểm soát cảm xúc

Con cái khi sống dưới một gia đình thiếu sự yêu thương sẽ dần tác động tiêu cực đến cảm xúc. Con trẻ sẽ trở nên dễ cáu gắt và tạo nên khoảng cách với cha mẹ.

Vợ chồng biết cách đặt cảm xúc trong vùng kiểm soát, thì con cái cũng sẽ như vậy. Từ đó hình thành sự kiểm soát hành vi của chính mình, tránh những tác động tiêu cực cho xã hội.

Hãy ghi nhớ rằng, bất cứ điều gì bạn đặt lên người đứa trẻ sẽ ảnh hưởng trực tiếp và hoàn toàn đến tương lai của chúng. Vì thế hãy cho con cái được yêu thương và sống trong hạnh phúc, cuộc đời chúng sẽ tỏa sáng.

6. Gia đình luôn đặt chính sách hòa bình lên hàng đầu

Dù bất cứ là chuyện to hay chuyện nhỏ, hãy dành thời gian cho nhau ngồi xuống nói chuyện nhẹ nhàng và tử tế. Xung đột bằng lời nói to tiếng của cha mẹ không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ vợ chồng mà còn dọa sợ đứa trẻ.

Mỗi người phải đặt ra cho nhau chừng mực trong giao tiếp, dùng lời lẽ ôn hòa, lịch sự để nói chuyện với nhau.

Đừng bao giờ trút bỏ giận dữ, bực tức lên con cái vì nó chỉ tạo nên e dè cho con trong chia sẻ, và nghiêm trọng hơn là sự phản kháng lại theo hướng tiêu cực.

Hãy tạo cho con cảm giác yên bình, thoải mái chia sẻ mọi vấn đề trong cuộc sống. Và những điều tiêu cực, bất mãn chỉ là những điều ngoài xã hội.

Và hơn hết, cha mẹ luôn là tấm gương để cùng con trưởng thành trong yêu thương, trao cho con lối sống tích cực, tốt đẹp là phương thuốc tốt nhất để nuôi dạy chúng.

 

Ngọc Ánh (tổng hợp)

Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nhung-dua-tre-uu-tu-can-mot-gia-dinh-nhu-the-nao-a1500.html