Người cao tuổi là một trong những đối tượng dễ bị đột quỵ khi thời tiết nắng nóng. Ảnh: khongnguduoc.
Vì vậy, khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng. Ảnh: plo.
Nếu bắt buộc phải ra ngoài khi trời nắng, bạn nên đội mũ nón rộng vành, dùng ô, kem chống nắng để bảo vệ da. Ảnh: tramanhcaps.
Ngoài ra, thời tiết nóng khiến cho cơ thể mất nhiều nước, do đó cần chú ý thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Ảnh: vov.
Uống đủ nước sẽ giúp tăng thể tích dịch cơ thể, tránh máu tăng đặc dẫn tới sự hình thành huyết khối (cục máu đông). Ảnh: bidvmetlife.
Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giải nhiệt mùa nóng bổ dưỡng như giá đỗ, bông cải xanh, bắp cải, rong biển,…Ảnh: google.
Cùng với đó, bạn hãy bổ sung các thực phẩm giàu chất béo tốt như đậu nành, quả bơ, các loại hạt,...Ảnh: gik.
Hơn nữa, bạn cũng nên duy trì chế độ ăn nhạt, không ăn quá mặn để giảm nguy cơ bị các bệnh về tim mạch, huyết áp tối đa. Ảnh: vnecdn.
Đồng thời, bạn nên hạn chế rượu bia hoặc cà phê, bởi thành phần cồn và cafein sẽ khiến cho cơ thể bị mất nước nhiều hơn, dễ dẫn đến nguy cơ đột quỵ, nhất là khi thời tiết nắng nóng. Ảnh: googleusercontent.
Bạn cũng nên đi khám tối thiểu 1 – 2 lần/năm để bác sĩ kiểm tra, phát hiện, điều trị, phòng ngừa đột quỵ kịp thời. Ảnh: bookingcare.
Hà Nguyễn (Tổng Hợp)
Link nội dung: https://songkhoeplus.vn/nang-nong-de-bi-dot-quy-lam-sao-de-phong-tranh-a1368.html